Hướng tới mục tiêu 33 sân bay trên toàn quốc vào năm 2050

Hiếu Anh |

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 33 sân bay. Không chỉ về số lượng, lĩnh vực hàng không Việt Nam còn được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải, hội nhập quốc tế.

Những điểm mới trong quy hoạch tổng thể

Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, năm 2018, Chính phủ đã có Quyết định số 236/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

So với bản quy hoạch cũ, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kí phê duyệt  ngày 7.6.2023 (quy hoạch tổng thể thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050) có nhiều điểm mới.

Theo đó, đến 2030, cả nước có 30 cảng hàng không (gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không quốc nội). So với quy hoạch cũ, tăng 2 cảng hàng không là cảng hàng không Thành Sơn và cảng hàng không Biên Hòa (sân bay quân sự phục vụ lưỡng dụng). Tổng công suất điều chỉnh trong quy hoạch mới là 294,5 triệu hành khách/năm.

Tầm nhìn đến 2050, quy hoạch tổng số sân bay là 33 cảng hàng không, thêm 3 cảng hàng không quốc nội. Trong đó, hình thành cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội. Tổng công suất điều chỉnh trong quy hoạch là 533,5 triệu hành khách/năm.

Ngoài ra, trong quy hoạch tổng thể xác định các cảng hàng không tiềm năng. Bao gồm các sân bay phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (Yên Bái, Gia Lâm, Gia Bình). Các vị trí tiềm năng theo đề xuất của các địa phương, có vị trí quan trọng về khẩn cấp, cứu trợ, có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ (gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh) và các vị trí khác có thể xây dựng, khai thác cảng hàng không khi đủ điều kiện.

Đối với các cảng hàng không tiềm năng này, UBND các tỉnh tổ chức lập đề án quy hoạch cảng hàng không. Trong đó, các địa phương đánh giá kĩ lưỡng nhu cầu, điều kiện, khả năng hình thành, huy động tối đa nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Linh hoạt trong thực thi

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS.TS Nguyễn Duy Đồng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ hàng không bày tỏ sự vui mừng khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ở góc độ nhà khoa học, PGS.TS Nguyễn Duy Đồng cơ bản nhất trí với bản quy hoạch tổng thể.

Ông cũng chia sẻ, quy hoạch mang tính chất vĩ mô, trong quá trình thực thi sẽ tùy vào tình hình thực tiễn ở từng thời điểm, từng địa phương cần có những đề xuất điều chỉnh cho phù hợp.

Cục Hàng không Việt Nam thông tin, hiện nay, đơn vị đang xây dựng kế hoạch để triển khai quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, đối với các cảng hàng không hiện đang khai thác, đơn vị sẽ lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng. Tập trung ưu tiên bố trí nguồn lực để hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, đồng thời chuẩn bị đầu tư các dự án tạo động lực để triển khai trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Đối với các cảng hàng không mới, đơn vị sẽ huy động tối đa nguồn vốn của xã hội đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Phương án huy động vốn theo hình thức giao UBND các tỉnh, thành phố có quy hoạch cảng hàng không là cơ quan có thẩm quyền để huy động, cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành hàng không nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động đầu tư, quản lí, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hàng không.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không.

Các giải pháp liên quan đến phân bổ vốn đầu tư; định hướng phát triển khoa học công nghệ, môi trường; phát triển nguồn nhân lực; giám sát thực hiện quy hoạch; hoàn thiện cơ sở dữ liệu hệ thống kết cấu hạ tầng.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hình thành 33 cảng hàng không. Bao gồm, 14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

19 cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn và sân bay thứ 2 của Vùng thủ đô (dự kiến nằm ở đông nam, nam Hà Nội).

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Hiện thực hóa quy hoạch sân bay toàn quốc, cả nước sẽ có 33 cảng hàng không

Hiếu Anh |

Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng các dự án Cảng hàng không Long Thành

PHẠM ĐÔNG |

UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương triển khai giải phóng mặt bằng và chủ động bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư các dự án thành phần, các đơn vị liên quan để triển khai thi công công trình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài tổ chức Hội nghị cảm ơn người lao động

Hoàng Quang |

Công đoàn Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài vừa phối hợp với lãnh đạo chuyên môn tổ chức Hội nghị cảm ơn người lao động năm 2023.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.