Nắng nóng, mặn tăng cao: Tôm, cua ở huyện ven biển Kiên Giang chết hàng loạt

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Nhiệt độ tăng cao, độ mặn vượt ngưỡng gấp nhiều lần đã làm thiệt hại nhiều diện tích nuôi tôm, cua của người dân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Không đủ lấy vốn

Cùng cán bộ Tổ Kinh tế Kỹ thuật xã Nam Thái A, huyện An Biên đến các gia đình nuôi tôm, cua trên địa bàn, có thể thấy bà con nơi đây đang gặp nhiều khó khăn vì thời tiết thất thường.

Ông Nguyễn Văn Hồ hiện đang có 1,5ha nuôi tôm, cua cho biết, gia đình đã làm nghề nuôi tôm, cua mười mấy năm qua, trừ đợt hạn, mặn năm 2015-2016 cho đến nay thì đợt hạn, mặn năm nay là “kinh khủng” nhất. Nhiệt độ ngoài trời có khi 38 - 40 độ ban ngày, nắng gay gắt và kéo dài, ban đêm thì lại lạnh và gió. Chưa kể tình hình xâm nhập mặn tăng cao, độ mặn đo được từ 20‰ có khi lên tới 40‰, ao nuôi đóng rong, phèn ô nhiễm.

“Tôi thả 20.000 con tôm giống tới khoảng 50 ngày tuổi thì thấy hiện tượng tôm chết, nổi lờ đờ trên mặt, vớt lên thì đỏ mình, đen chân. Mình đo độ mặn thì cũng xử lý ngay nhưng không hạn chế được là mấy, đành cố gắng thu hoạch vớt được nào hay nấy thôi. Vụ này xác định lỗ, mất nguồn thu rồi”, ông Hồ cho biết.

Sau thiệt hại vụ tôm, ông Mạc Hoàng Đâu cải tạo, vệ sinh lại vuông nuôi tôm cho vụ sau. Ảnh: Nguyên Anh
Sau thiệt hại vụ tôm, ông Mạc Hoàng Đâu cải tạo, vệ sinh lại vuông nuôi tôm cho vụ sau. Ảnh: Nguyên Anh

Cũng trong tình trạng như trên, ông Mạc Hoàng Đâu chia sẻ: Nhà ông có 2ha nuôi tôm, cua nhưng nuôi được 1 tháng rưỡi thì bắt đầu bị chết. “Nắng nóng, độ mặn tăng tới 35 – 38‰ thì tôm, cua nào chịu nổi, người giờ còn không chịu nổi nói chi tôm, cua. Bà con ở đây thiệt hại, giờ vớt ra làm vệ sinh, làm đất lại chờ mưa để rửa mặn, xử lý rong cho sạch để thả vụ mới. Đầu tư tiền của vụ này coi như thất thu rồi”, ông Đâu tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Nhân, Trưởng ấp Thái Hòa cho biết: “Bà con ở đây cũng phản ánh rất nhiều về tình hình tôm, cua thiệt hại, cơ bản hầu như họ lỗ. Bà con rất mong mỏi các hệ thống cống ở địa bàn được hoàn thiện để đóng mở kịp thời, ngăn mặn giữ ngọt giúp ổn định nuôi trồng, sản xuất, giảm thiệt hại”.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Biên, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 500ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại. Diện tích thả tôm nuôi tập trung nhiều ở các xã Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A… trong đó xã Nam Thái A có hơn 100 ha bị thiệt hại.

Người nuôi cần giải pháp

Ông Trang Minh Tú - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Biên cho biết: Đến cuối tháng 3.2024, toàn huyện thả nuôi tôm được hơn 25.700ha. Hiện tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao, nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đã làm thiệt hại hơn 500ha, do yếu tố môi trường; trong đó có 5,2 ha bị bệnh do đốm trắng cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu xét nghiệm và cấp cho hộ dân 410kg Chlorine xử lý.

Năm nay theo dự báo của tỉnh cũng như là theo khuyến cáo của ngành chuyên môn đối với huyện thì cũng rất là khó khăn, tập trung để ứng phó với tình huống độ mặn tăng cao, nắng nóng. Nắng nóng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm ảnh hưởng đến tình hình nuôi tôm cua trên địa bàn. Một số bị thiệt hại thì bà con phải thu hoạch sớm hơn và năng suất thì giảm so với yêu cầu. Ngành chuyên môn tăng cường kiểm soát lấy mẫu để quan trắc môi trường nước cảnh báo kịp thời cho bà con.

Trước mắt thì đối với ngành chuyên môn hỗ trợ cho bà con về mặt kỹ thuật để hướng dẫn về cải tạo quy trình làm sao thu hoạch kịp thời, hạn chế thiệt hại lớn. Kịp thời cải tạo và chăm sóc sức khỏe lại cho tôm để cho đảm bảo năng suất cũng như sản lượng.

Tôm, cua của bà con ở xã Nam Thái A bị thiệt hại do nắng nóng và độ mặn vượt ngưỡng. Ảnh: Nguyên Anh
Tôm, cua của bà con ở xã Nam Thái A bị thiệt hại do nắng nóng và độ mặn vượt ngưỡng. Ảnh: Nguyên Anh

“Để đảm bảo cho vùng sản xuất thì hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã vận hành đóng 100% để kiểm soát mặn. Đối với hệ thống cống nội đồng ở địa phương, chúng tôi đang vận hành để kiểm soát mặn, tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Tỉnh đã quan tâm đầu tư được 50% cống ven biển nhưng chưa được hoàn thiện nên tỉnh đang đề xuất trung ương. Tỉnh cũng đang tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các cống nhằm kiểm soát mặn tốt hơn”, ông Tú cho hay.

Theo ngành nông nghiệp, độ mặn thích hợp cho nuôi tôm dao động từ 10 - 20‰ thì tôm phát triển tốt. Khi độ mặn tăng cao trong ao vuông thì cần có giải pháp về kỹ thuật để làm sao tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi, cải tạo lại ao để giảm bớt độ mặn. Huyện An Biên có 4 xã ven biển bị ảnh hưởng nhiều do xâm nhập mặn, các xã khác tình hình nuôi tôm tạm thời ổn định.

NGUYÊN ANH - PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Đã có hơn 200 điểm sạt lở, sụt lún ở Kiên Giang, người dân nơm nớp lo

NGUYÊN ANH |

Toàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có 203 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến đường, thiệt hại 8 căn nhà của người dân ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Cùng 1 mảnh đất, nông dân thoải mái ngọt thì trồng lúa, mặn thì nuôi tôm

NGUYÊN ANH |

Từ khi chuyển sang luân canh vụ tôm - lúa cộng với triển khai điều tiết nước từ các hệ thống cống, nông dân ở xã ven biển của huyện An Biên (Kiên Giang) đã bớt nỗi lo hạn, mặn, thoải mái sản xuất canh tác thu lợi nhuận cao.

Kiên Giang đóng cống Cái Lớn - Cái Bé để ngăn mặn

NGUYÊN ANH |

Từ ngày 14-17.3.2024, sẽ đóng tất cả các cửa cống (Cái Lớn - Cái Bé) hoàn toàn để ngăn mặn, phương tiện thủy không được lưu thông qua các cửa cống, chỉ được lưu thông qua cửa âu thuyền.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.