Sạt lở rình rập, 43 hộ dân sống bất an dưới chân Núi Sọ, Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Chỉ còn vài tháng nữa là bước vào mùa mưa, nhưng người dân sống tại khu vực Núi Sọ (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) vẫn chưa được di dời, phải thấp thỏm lo sợ sạt lở đất.

Thấp thỏm mỗi khi mùa mưa đến

Hơn 50 năm sống dưới chân Núi Sọ, bà Nguyễn Thị Thanh (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, TP Đà Nẵng) đã quá quen với những trận mưa lớn, nước từ trên núi đổ về nhấn chìm cả một khu dân cư. Căn nhà cấp 4 được xây dựng tạm bợ mà bà Nguyễn Thị Thanh đang ở cũng là nơi cư trú của cả ba thế hệ nhà bà. Cạnh đó là những ngôi nhà tạm bợ của hơn 43 hộ dân trong diện giải tỏa khỏi vùng sạt lở.

“Những hộ dân nằm dưới chân Núi Sọ như chúng tôi cứ mỗi khi mùa mưa tới là thấp thỏm lo sợ, nước ở núi chảy về rất dữ dội” - bà Nguyễn Thị Thanh lo lắng.

Bà Cường (trú thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, Đà Nẵng) năm nay đã ngoài 60 tuổi, gia đình bà có 6 người thuộc ba thế hệ hiện đang ở trong căn nhà cũ kỹ đã nhiều năm không được sửa chữa.

“Mỗi khi có mùa mưa tới là lại dìu nhau đi trú nhờ nhà người bà con đến khi mưa bão tan thì mới dám về. Chỉ mong nhanh chóng được tái định cư để di dời, rồi yên tâm làm ăn” - bà Cường chia sẻ.

43 hộ dân nằm dưới chân Núi Sọ (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hoà Sơn, TP Đà Nẵng) vẫn chưa quên được trận lũ lịch sử tháng 10.2022

“Sau lưng là núi sạt, trước mặt nước chảy xiết là cảnh quá quen với người dân ở đây mỗi khi mùa mưa tới. Năm ngoái, chúng tôi bị một phen hết hồn, vừa lo chống lụt bão, vừa lo chống sạt” - một người dân nói.

Trước tình hình sạt lở tại đây, nhiều lần chính quyền địa phương đã làm việc với người dân về phương án chống sạt vào mùa mưa lũ, thế nhưng đến nay người dân vẫn chưa được di dời.

Theo người dân ở đây, mỗi khi có mưa xuống là địa phương có cho người xuống vận động người dân đi di tản. Những hộ dân dưới chân Núi Sọ thì được hỗ trợ số tiền 1.800.000 đồng để thuê nhà ở, tránh sạt lở nhưng số tiền đó vẫn không thấm vào đâu.

Chi 81 tỉ đồng để di dời người dân khỏi vùng sạt lở

Theo Nghị quyết vừa được thông qua ngày 19.7 của HĐND, TP Đà Nẵng thống nhất chủ trương đầu tư hơn 81 tỉ đồng được thực hiện bằng vốn ngân sách TP cho dự án di dời, sắp xếp dân cư ra khỏi khu vực sạt lở núi nguy hiểm ở huyện Hòa Vang.

Để bảo đảm an toàn cho người dân trước mùa mưa bão sắp đến, trước mắt chính quyền huyện Hòa Vang sẽ di dời 43 hộ dân (137 nhân khẩu) khu vực nguy cơ sạt lở Núi Sọ, xã Hòa Sơn để sắp xếp, tái định cư về khu tái định cư số 6 đường ĐT 602 tại xã Hòa Sơn.

Di dời 20 hộ dân (68 nhân khẩu) tại các thôn Phò Nam, Nam Yên, Tà Lang của xã Hòa Bắc có nguy cơ sạt lở đất về các khu tái định cư trên địa bàn xã.

Cụ thể, 9 hộ thôn Phò Nam về khu tái định cư trung tâm xã Hòa Bắc, 7 hộ thôn Tà Lang về khu tái định cư Tà Lang, Giàn Bí mở rộng, 4 hộ thôn Nam Yên về khu tái định cư Nam Yên.
Tổng kinh phí thực hiện dự án này hơn 81 tỉ đồng, bao gồm đền bù giải tỏa, đầu tư mở rộng khu tái định cư Tà Lang - Giàn Bí với quy mô 1,9ha.

Đặc biệt, dự án sẽ đầu tư san nền, giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước, công viên và cây xanh, đường ống thông tin liên lạc, điện chiếu sáng... khớp nối hạ tầng kỹ thuật hiện trạng.

“Về phương án bố trí tái định cư đối với xã Hòa Bắc số hộ di dời dự kiến 20 hộ (thôn Phò Nam 9 hộ, Tà Lang 7 hộ, Nam Yên 4 hộ). Sau khi phê duyệt chủ trương, dự án dự kiến sẽ triển khai đầu tư thực hiện vào năm 2023-2026 sau khi dự án được bố trí kế hoạch vốn” - UBND huyện Hòa Vang cho biết.

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Các huyện miền núi Quảng Ngãi chủ động ứng phó nguy cơ gây sạt lở đất

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị 5 huyện miền núi chủ động ứng phó với nguy cơ gây sạt lở đất, lũ quét

Giải pháp hữu hiệu nhất cần lưu ý để phòng chống sạt lở đất

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Các chuyên gia địa chất cho rằng, để khắc phục hậu quả sau sạt lở đất, đưa hạ tầng về điều kiện ban đầu sẽ vô cùng tốn kém, vì vậy, cơ quan chức năng cần điều tra, khảo sát để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, sạt lở đất

Hương Giang |

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

32 bàn thắng ở 7 trận đầu lượt trận thứ hai Champions League

tam nguyên |

32 bàn thắng được ghi trong loạt 7 trận đấu mở màn lượt trận thứ hai UEFA Champions League 2024-2025.

Hà Nội trang hoàng dịp kỉ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nhật Minh |

Hà Nội - Nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng tại Hà Nội được trang trí cờ, hoa, pano để chào mừng kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Nước Sông Hồng dâng cao, cầu phao Phong Châu tạm đóng

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều tối 1.10, cầu phao Phong Châu phải tạm ngừng phục vụ người dân do nước sông Hồng dâng cao.

Các huyện miền núi Quảng Ngãi chủ động ứng phó nguy cơ gây sạt lở đất

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị 5 huyện miền núi chủ động ứng phó với nguy cơ gây sạt lở đất, lũ quét

Giải pháp hữu hiệu nhất cần lưu ý để phòng chống sạt lở đất

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Các chuyên gia địa chất cho rằng, để khắc phục hậu quả sau sạt lở đất, đưa hạ tầng về điều kiện ban đầu sẽ vô cùng tốn kém, vì vậy, cơ quan chức năng cần điều tra, khảo sát để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, sạt lở đất

Hương Giang |

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.