Sống cạnh bãi rác tự phát, người dân Thủ đô không dám mở cửa nhà

Nhật Minh |

Sống cạnh những bãi rác tự phát, nhiều người dân không dám mở cửa nhà và đeo khẩu trang quanh năm suốt tháng vì không chịu được mùi hôi thối.

Suốt nhiều năm nay, người dân tại ngõ 210 Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) phải chịu mùi hôi thối bốc ra từ những bãi rác tự phát và con kênh ô nhiễm ngay bên cạnh.

Theo ghi nhận của Báo Lao Động, nằm sâu trong ngõ 210 Đội Cấn, có một khu vực là tụ điểm của nhiều bãi rác tự phát. Dù người dân đã phối hợp cùng địa phương để in những biển hiệu khuyến khích mọi người nâng cao ý thức, cấm đổ rác. Thế nhưng, ngay dưới những biển hiệu đó vẫn là những bịch rác thải, đồ dùng bỏ đi.

Dù người dân và địa phương đã làm biển báo, song bãi rác tự phát vẫn xuất hiện tại khu vực này. Ảnh: Nhật Minh
Dù người dân và địa phương đã làm biển báo, song bãi rác tự phát vẫn xuất hiện tại khu vực này. Ảnh: Nhật Minh

Đối diện bãi rác là một con kênh đen kịt, bốc lên mùi hôi thối. Khu vực bờ kênh cũng tràn lan rác thải.

Quanh khu vực này cũng có không ít các bãi rác tự phát khác. Mặc dù, nơi đây có biển báo quy định và xử phạt đối với người xả rác bừa bãi.

Thế nhưng, lượng rác vẫn tràn ra đường, lấn hết lối đi lại của người dân. Có đủ loại rác như bao tải, rác sinh hoạt, đồ ăn thừa, nguyên vật liệu...

Bãi rác nằm ngay cạnh con kênh
Rác thải nằm ngay cạnh con kênh. Ảnh: Nhật Minh

Sống gần khu vực kênh, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (56 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, quanh năm suốt tháng phải đeo khẩu trang, không dám mở cửa nhà bởi mỗi lần mở cửa ra là mùi hôi thối xộc vào nhà.

“Mỗi mở cửa ra, mùi thối ở bãi rác và kênh lại bay vào nhà. Lúc nào đi qua kênh, tôi cũng phải đi thật nhanh” - bà Tâm nói.

Bà Tâm cho biết thêm, có những lần bà bắt gặp những người đi xe máy qua vứt túi rác to xuống đường với thái độ thờ ơ. Bên cạnh đó, có người mang cả tủ, bàn, cửa hỏng ra khu vực này để vứt.

Anh Nguyễn Đình Quang Minh (20 tuổi, Tây Hồ) cho biết, trước đây, khu vực này là con đường tắt để đi. Song hiện tại, do đường đi luôn ngập rác nên mọi người chấp nhận đi xa hơn để đảm bảo an toàn.

“Nhất là khi trời mưa, đường không bằng phẳng, thêm việc rác tràn ra đường khiến vừa hôi thối, vừa nguy hiểm” - anh Minh nói.

Đủ các loại rác từ đồ ăn thừa, rác sinh hoạt, phế liệu tập kết tại đây. Ảnh: Nhật Minh
Đủ các loại rác từ đồ ăn thừa, rác sinh hoạt, phế liệu tập kết tại đây. Ảnh: Nhật Minh

Một con ngách nằm tại ngõ 184 phố Hoa Bằng (lối đi tắt từ Yên Hoà ra phố Dương Đình Nghệ) cũng là nơi tập kết của các loại rác thải, phế liệu xây dựng.

Không biết từ bao giờ, một bãi đất trống trên ngõ 184 phố Hoa Bằng bỗng trở thành điểm tập kết rác tự phát. Theo ghi nhận, có rất nhiều loại rác thải như rác sinh hoạt, phế liệu, nguyên liệu xây dựng, bao tải,... Đặc biệt còn có nhiều cửa, tủ, ghế sofa cũ bỏ đi.

Bãi rác tự phát tại ngõ 184 Hoa Bằng. Ảnh: Nhật Minh
Bãi rác tự phát tại ngõ 184 Hoa Bằng. Ảnh: Nhật Minh

Người dân nơi đây cho biết, vì đây là bãi đất trống, không ai sử dụng nên người dân biến nó thành khu tập kết rác.

Chị Phạm Thị Hà (36 tuổi, Hà Nội) cho biết, đã thấy bãi rác này 1-2 tháng trở lại đây. Không chỉ vứt vào bãi đất trống, người dân còn vứt rác tràn ra lòng đường. “Đi qua khu vực này rất nguy hiểm, vì có nhiều rác thải ở lối đi lại" - chị Hà nói.

Chị Hà cho biết, những bãi rác tự phát như vậy không chỉ làm làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Chị hy vọng các cấp chính quyền sẽ mạnh tay hơn nữa trong việc sử phạt những đối tượng vứt rác bừa bãi, không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức phạt của tổ chức là gấp 2 lần.

Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng, mức phạt của tổ chức là gấp 2 lần cá nhân.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Sớm áp dụng cơ chế đặc thù để các hộ dân di dời khỏi bãi rác Nam Sơn

THU GIANG |

Những vướng mắc phát sinh quanh khu vực xử lý rác thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang đặt ra yêu cầu phải sớm loại bỏ mô hình chôn lấp thô sơ và chuyển sang mô hình đốt kết hợp phát điện.

Từ chuyện Chủ tịch Trần Sỹ Thanh muốn biến bãi rác thành công viên

Lê Thanh Phong |

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, đã có nhà đầu tư quan tâm đến việc “móc” toàn bộ rác thải chôn lấp lên để đốt, thành phố sẽ nghiên cứu và triển khai sớm để xây dựng khu vực chôn lấp rác thải thành công viên công cộng.

Đã khắc phục ô nhiễm ở bãi rác An Hiệp, người dân vẫn chặn xe chở rác

Thành Nhân |

Bến Tre - Liên quan đến việc người dân ngăn xe chở rác vào bãi rác An Hiệp khiến rác thải ùn ứ, đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre đã hoàn thành công tác khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường. Tại bãi rác An Hiệp hiện không còn mùi hôi, nước rỉ rác... tuy nhiên, vẫn còn 15 người dân ngăn chặn xe chở rác.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.