Tâm sự của những chiến sĩ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Gặp lại đồng đội sau 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch như vỡ òa cảm xúc, khi được sống lại những ngày tháng hào hùng năm xưa.

Những chiến sĩ làm nên lịch sử

Tại Thanh Hóa vừa diễn ra chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ".

Tham dự chương trình này có 163 chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến và thanh niên xung phong thuộc các tỉnh các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.

 Những Chiến sĩ Điện Biên
Những chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ảnh: Quách Du

Chia sẻ về những cảm xúc trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Trọng Áp (91 tuổi, quê ở xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đã 70 năm trôi qua, nhưng những ký ức về ngày tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ông chưa bao giờ quên.

"Đến bây giờ, bước qua tuổi 90 nhưng tôi vẫn không thể nào quên về chiến dịch cách đây 70 năm. Ngày ấy, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tôi mới tuổi 20. Thời điểm đó, bố mẹ tôi đã mất cả. Biết tin tôi xung phong tham gia chiến dịch, bà nội đã khuyên tôi nên ở nhà vì gia đình neo người, tuy nhiên sau đó tôi thuyết phục bà nội với lý do, Tổ quốc đang cần, con phải lên đường góp chút sức nhỏ để dựng xây nền độc lập của đất nước” - ông Áp chia sẻ.

Cũng theo ông Áp, tham gia chiến dịch, ông làm lính công binh, sửa đường, làm hầm cho pháo cao xạ. Cái khó nhất của lính công binh lúc bấy giờ là sau khi địch ném bom phá đường, lính công binh phải sửa chữa, hoàn trả đường một cách nhanh chóng nhất để phục vụ chiến dịch.

Quá trình này vô cùng cam go, vất vả khi phải làm việc trong hoàn cảnh trên thì lo bom, dưới lo lát đường. Tuy nhiên, mọi vất vả, hiểm nguy đều tan biến khi những cung đường được lính công binh làm xong, cho đoàn xe bon bon qua.

Ông Nguyễn Trọng Áp (91 tuổi, quê ở xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhớ về những ngày tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ qua những bức hình tư liệu. Ảnh: Quách Du
Ông Nguyễn Trọng Áp (91 tuổi, quê ở xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhớ về những ngày tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ qua những bức hình tư liệu. Ảnh: Quách Du

“Kỷ niệm đáng nhớ của tôi là vào ngày 22.11.1953, khi đang sửa đường thì bị máy bay địch ném bom khiến cả người tôi gần như bị vùi lấp, khoảnh khắc đó tôi tưởng mình không sống nổi vì toàn thân bị thương nặng. Một kỷ niệm khác cũng không thể nào quên là khi tôi cùng đồng đội đang sửa đường gần khu vực sân bay Mường Thanh, nghe tin chiến dịch toàn thắng, lúc đó không có một từ nào diễn tả nổi, tất cả anh em bỏ hết cuốc xẻng, dụng cụ xuống đất nhảy lên reo hò, ôm chầm lấy nhau trong hạnh phúc” - ông Áp nhớ lại.

Cũng như ông Áp, ông Nguyễn Cảnh Hưng (89 tuổi, ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) cho biết, tham gia chiến dịch, kỷ niệm khiến ông nhớ nhất là trận chiến trên đồi A1, trận chiến diễn ra vô cùng khốc liệt.

“Trên đồi A1, tôi và đồng đội chiến đấu giáp lá cà với địch, giành giật nhau từng tấc đất, mét hào... quân địch hỏa lực mạnh, quân ta vũ khí thô sơ... nhưng rồi, với tinh thần quả cảm, quật cường, chúng ta đã giành chiến thắng. 70 năm trôi qua rồi, nhưng với tôi, đồi A1 vẫn là một ký ức không thể nào quên. Tôi luôn nhớ và biết ơn những đồng đội đã ngã xuống cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc” - ông Hưng chia sẻ.

Tình yêu sau chiến dịch

Cùng dự chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ", nhiều người tỏ lòng ngưỡng mộ, xúc động trước câu chuyện tình yêu của vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan (87 tuổi) và ông Vũ Xuân Thanh (94 tuổi, quê huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).

Thế hệ trẻ cảm nhận những ngày tháng hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ qua những hình ảnh tư liệu. Ảnh: Quách Du
Thế hệ trẻ cảm nhận những ngày tháng hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ qua những hình ảnh tư liệu. Ảnh: Quách Du

Chia sẻ về cuộc hôn nhân thời chiến của mình, bà Lan cho biết, bà và chồng vốn là người cùng quê, nhà ở gần nhau nhưng hai người chỉ biết nhau sơ sơ.

Năm 1954, bà Lan (tròn 17 tuổi) theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường đi thanh niên xung phong, tham gia mở đường, đào hầm hào phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Còn ông Thanh khi đó đang là lính bộ binh, công tác tại Sư đoàn 312.

Một lần hành quân tại chiến trường Điện Biên Phủ, ông Thanh gặp bà Lan đang cùng đoàn thanh niên xung phong tham gia mở đường. Tuy nhiên, 2 người chỉ gặp nhau được vài phút rồi vội chào nhau để thực hiện nhiệm vụ.

“Gặp nhau rồi cũng thầm thương thầm nhớ, nhưng trong bối cảnh chiến trường mưa bom bão đạn thì mọi việc cá nhân đều phải gác lại, với hy vọng một ngày cuộc chiến đi qua, chúng tôi sẽ lại được gặp nhau” - bà Lan nhớ lại.

Bà Nguyễn Thị Lan (87 tuổi) và chồng là ông Vũ Xuân Thanh (94 tuổi, quê huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) nhớ về chiến dịch năm xưa và cuộc hôn nhân đẹp sau chiến dịch. Ảnh: Quách Du
Bà Nguyễn Thị Lan (87 tuổi) và chồng là ông Vũ Xuân Thanh (94 tuổi, quê huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) nhớ về chiến dịch năm xưa và cuộc hôn nhân đẹp sau chiến dịch. Ảnh: Quách Du

Cũng theo bà Lan, sau cuộc gặp đầu tiên chóng vánh nơi chiến trường, đến khi Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, bà và ông Thanh không hề gặp lại nhau.

Sau chiến dịch, bà trở về quê hương, còn ông Thanh tiếp tục tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Đến năm 1962, trong một lần về quê, ông Thanh gặp lại bà Lan, người con gái thầm thương trộm nhớ năm nào. Kể từ đó, tình yêu bắt đầu chớm nở và sau đó hai người tổ chức đám cưới tại quê nhà, trong niềm hân hoan của gia đình.

Theo bà Lan, sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, những người lính năm nào hiện còn sống cũng đều trên dưới 90 tuổi, thậm chí có những người đã nhớ nhớ quên quên.

Tuy nhiên, trong lần hội ngộ, gặp mắt tại Thanh Hóa, được xem các tiết mục nghệ thuật tái hiện lại những trận đánh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, không chỉ vợ chồng bà mà còn nhiều chiến sĩ khác cảm thấy vô cùng xúc động, khi được sống lại những khoảnh khắc, ngày tháng hào hùng của trận chiến oanh liệt cách đây 70 năm về trước.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Tri ân các chiến sĩ Điện Biên làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Tại chương trình gặp mặt, đại diện lãnh đạo Trung ương và tỉnh Thanh Hóa đã thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm về trước.

Nghĩa cử cao đẹp tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong

Gia Huy |

Ngày 5.4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến (trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ) trong phạm vi toàn quốc từ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Ký ức Điện Biên giữa lòng Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa bồi hồi xúc động khi xem lại những bức ảnh, thước phim tư liệu quý về những ngày tham gia trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.