Thảm họa thiên tai cướp gần 50 mạng người và hàng nghìn tỉ đồng/năm

Kh.V |

Đó là thông tin được nêu ra tại Hội thảo "Ứng phó với thảm họa thiên tai, lũ ống, lũ quét và các giải pháp phòng ngừa" do BộNN&PTNT tổ chức sáng 3.10.2017 tại Hà Nội. 3 bộ: NN&PTNT, TN&MT và KH&CN cùng các chuyên gia cao cấp từ Nhật Bản đã nêu các giải pháp ứng phó.

Những năm qua, sạt lở đất và lũ quét trở thành nỗi ám ảnh của người dân vùng núi phía Bắc và là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về tính mạng. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, từ năm 2000 đến nay trung bình mỗi năm ở vùng núi phía Bắc có khoảng 47 người chết do loại hình thiên tai này.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Năm 2016 đã xuất hiện 20/21 loại hình thiên tai trừ sóng thần. Trong vòng 20 năm trở lại đây thiên tai thảm họa đã làm chết và mất tích 10.800 người, về GDP thiệt hại bình quân năm khoảng 20.000 tỉ đồng.

Qua khảo sát hơn 700.000 hộ cho thấy, hơn 36.000 hộ dân ở khu vực miền núi có chỗ ở kém an toàn; gần 1.700 hộ cần di dời khẩn cấp. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, tính đến ngày 16.8.2017, mưa lớn gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đã khiến 17 người chết, 3 người mất tích, 23 người bị thương, 297 nhà bị sập đổ, 1.561 nhà bị hư hỏng, 28 điểm trường học bị thiệt hại… Tổng thiệt hại vật chất của địa phương này lên đến 905 tỉ đồng.

Tại Yên Bái, đợt mưa lũ, lũ ống đầu tháng 8.2017 cũng khiến địa phương này bị thiệt hại nặng nề với 8 người chết, 6 ngời bị mất tích, 9 người bị thương… Tổng thiệt hại vật chất lên tới trên 546,7 tỉ đồng.

Trong các loại hình thiên tai, lũ ống, lũ quét sạt lở đất được đánh giá hết sức nguy hiểm, có mức độ tàn phá lớn và để lại hậu quả lâu dài. Thực tế cho thấy, việc cảnh báo, dự báo những loại hình thiên tai này còn hạn chế. Do đó, việc tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, huy động người dân tham gia vào hệ thống cảnh báo sớm; nâng cấp và bổ sung các trạm quan trắc đo mưa; xây dựng và chuyển giao các bản đồ vùng nguy cơ sạt trượt đất đá, lũ quét. Đồng thời cần đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả cảnh báo, ứng phó sạt lở đất. Về lâu dài cần thiết lập hệ thống cảnh báo và sơ tán dân những vùng có nguy cơ cao và thí điểm các công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất.

Theo ông Ryoichi Suga – Phó Giám đốc cao cấp, Văn phòng Quan hệ quốc tế - phòng Quy hoạch sông – Cục Quản lý nước và thảm họa (Bộ Đất đai-Hạ tầng, giao thông và Du lịch Nhật Bản) đã đưa ra nhiều số liệu đáng để lưu tâm và các giải pháp phòng, ngừa thiên tai hữu hiệu. Trong đó, phương pháp cảnh báo sạt lở đất được đặc biệt chú trọng…

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.