Thích ứng và sống chung với hạn mặn

NHÓM PV |

Tích trữ nước ngọt, chủ động xây dựng các mô hình “thuận thiên”, thậm chí bỏ đất trống không làm gì trong mùa hạn mặn... là những hiến kế được PGS.TS Lê Anh Tuấn - Cố vấn Khoa học, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ đưa ra nhằm giúp các địa phương, người dân sống cùng hạn mặn.

Hạn mặn gay gắt nhưng thiệt hại thấp

Qua nhiều chuyến khảo sát thực tế về tình hình hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển ĐBSCL từ đầu năm 2024 đến nay, PGS.TS Lê Anh Tuấn nhận định hạn, xâm nhập mặn năm nay đến sớm hơn 1 tháng so với trung bình nhiều năm. Mặn xuất hiện sớm ở các vùng cửa sông trong tháng 1 và tăng cao trong tháng 2.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, do nguồn nước thượng nguồn sông Mekong đổ về ngày càng ít dần. Do đó, khi vừa qua Tết, mặn đã lấn sâu vào đất liền, từ tháng 1 đến đầu tháng 3, ranh mặn 4g/l xâm nhập sâu vào nội đồng từ 50-65km, có nơi xâm nhập mặn sâu đến 55-70km.

PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng, chính quyền địa phương đều xây dựng kế hoạch ứng phó, chủ động theo dõi diễn biến để “ngăn mặn - trữ ngọt”, kịp thời thông báo đến người dân thông tin về hạn, mặn; ngành cấp nước cũng đã tìm đến nguồn nước ngọt, thậm chí dẫn nguồn nước ngọt từ nơi khác về cung cấp cho người dân.

Phải đặt thích ứng làm trọng tâm

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc ứng phó với hạn, mặn là phải thích ứng và sống chung - nói cách khác là thích ứng cần phải được đặt làm trọng tâm.

Đồng thời, các giải pháp cần được lồng ghép trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Ông Tuấn cho rằng, ngành chức năng, địa phương cần tăng cường công tác quan trắc, diễn biến hạn mặn; truyền thông để bà con nắm được thông tin cũng như khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Cần xây dựng các công trình trữ nước ngọt có thể dựa vào kinh nghiệm của người dân hay đặc điểm từng địa phương.

“Điều quan trọng là nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Ngay cả các công ty cấp nước vùng ven biển giờ cũng phải chấp nhận một số thời điểm nước máy nhiễm mặn. Họ đã tính đến phương án lấy nước ngọt ở thượng nguồn về hay di dời nhà máy nước. Do đó cách tốt nhất là ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt thì mới lâu dài”, PGS.TS Lê Anh Tuấn lý giải.

Về sản xuất thích ứng với hạn, mặn, PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng, ngoài điều chỉnh thời vụ cũng dần giảm diện tích trồng lúa ở vùng không chủ động được nước ngọt, bởi lúa là cây cần rất nhiều nước. Thay vào đó chuyển qua một số cây trồng khác cần ít nước hơn.

Những khu vực nào nuôi tôm được thì chuyển dần sang nuôi tôm nước lợ, nước mặn hoặc mô hình tôm - lúa, mô hình trồng năn tượng - nuôi tôm (năn là nơi che nắng cho tôm, giúp cải thiện môi trường nước; ngoài ra còn sử dụng làm nguyên liệu để đan đát thủ công mỹ nghệ, bà con sẽ có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn).

PGS.TS Lê Anh Tuấn khuyến cáo, người dân cần tích trữ nước. Theo đó, mùa mưa năm trước có những trận mưa lớn thì cần trữ nước để dùng cho mùa khô năm sau. Nước ngọt nên ưu tiên dùng để sinh hoạt, chăn nuôi còn nhiều thì mới tính đến trồng một số cây ít sử dụng nước.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Ứng phó hạn mặn, người dân gặp khó từ những cống, đập ngăn mặn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Vụ mùa 2023-2024, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khi kênh kiệt nước, nhiều đập thời vụ bị đóng.

Giá lúa còn cao, nông dân vừa thu hoạch đã vội gieo sạ bất chấp hạn mặn

VÂN HI |

Dù được cảnh báo ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô, tình hình xâm nhập mặn trở nên gay gắt, tuy nhiên vì giá lúa vẫn còn cao một số nông dân đã vội gieo sạ vụ lúa tiếp theo dù mới thu hoạch. Trước rủi ro chực chờ, hiện nhiều địa phương đã chủ động ứng phó để giảm thiệt hại cho nông dân.

Những công trình thủy lợi giúp vượt qua hạn mặn

PHƯƠNG ANH - THÀNH NHÂN |

Tại các tỉnh miền Tây nhiều năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương nhiều công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả trong việc giảm xung đột, điều tiết nước sản xuất, đồng thời giúp ngăn mặn trữ ngọt trong mùa khô hạn.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.