Thủy điện lớn nhất Bắc Trung bộ thông báo xả tràn

QUANG ĐẠI |

Công ty Thủy điện Bản Vẽ dự kiến, vào sáng 26.8 sẽ vận hành hồ chứa điều tiết nước xuống hạ du thông qua vận hành phát điện và mở đập tràn, với lưu lượng 170m3/s đến 600m3/s.

Ngày 25.8, Công ty Thủy điện Bản Vẽ gửi thông báo số 215 đến các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan việc vận hành điều tiết nước qua đập tràn hồ chứa thủy điện Bản Vẽ.

Theo đó, vào 8h ngày 25.8, mực nước hồ Bản Vẽ ở cao trình 192,27m (thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ 0,23m), lưu lượng nước về hồ cùng thời điểm là 456m3/s, lưu lượng nước xả qua tổ máy phát điện là 275m3/s.

Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, lưu lượng nước về hồ thủy điện Bản Vẽ trung bình trong 3 ngày tới là 380m3/s, dự kiến đến 8h ngày 26.8.2023, mực nước hồ Bản Vẽ sẽ đạt đến cao trình mực nước cao nhất trước lũ 192,5m.

Căn cứ các quy định hiện hành, Công ty Thủy điện Bản Vẽ sẽ vận hành mở tràn vào 8h ngày 26.8.2023. Tổng lưu lượng xả xuống hạ du (bao gồm lưu lượng xả qua tổ máy phát điện và qua tràn): Từ 170m3/s đến 600m3/s và có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ.

Thời điểm kết thúc xả: Khi mực nước hồ không cao hơn mực nước cao nhất trước lũ và không có khả năng lên trở lại.

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên trên thượng nguồn lưu vực hồ chứa thủy điện Bản Vẽ đã xuất hiện 1 trận lũ lớn từ ngày 3.8. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất về hồ là 2.700m3/s, tổng lượng lũ về hồ ước tính khoảng 800 triệu m3. Thủy điện Bản Vẽ đã cắt 100% đỉnh lũ, hồ thủy điện Bản Vẽ đã tích hoàn toàn lượng lũ đổ về, góp phần cắt, giảm lũ cho hạ du.

Việc cắt, giảm lũ cho hạ du đã làm mực nước tăng nhanh từ 158,8m (15h ngày 3.8) lên 192,27m (8h ngày 25.8).

Trước đó, do ảnh hưởng của El Nino, lưu lượng nước về hồ chứa Bản Vẽ thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình nhiều năm; trong khi đó, nhu cầu cấp nước dưới hạ du rất lớn, vì vậy ngay từ đầu năm, để đảm bảo năng suất cho vụ đông xuân, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu thủy điện Bản Vẽ 3 đợt xả nước, đặc biệt giai đoạn cuối tháng 4, khi hàng nghìn ha lúa vụ đông xuân bước vào thời kỳ trổ bông cần sử dụng lượng nước lớn.

Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ là công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, công suất 320 MW. Ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân, nhà máy còn cung cấp nước cho hạ du trong mùa kiệt, cắt và giảm lũ trong mùa lũ. Sau gần 13 năm đi vào hoạt động, Thủy điện Bản Vẽ đã hòa vào lưới điện quốc gia gần 13 tỉ kWh, nộp ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Hồ thủy điện Bản Vẽ tiếp nhận gần 600 triệu m3 nước lũ

QUANG ĐẠI |

Mưa lũ đã kéo theo lượng nước khổng lồ đổ về hồ thủy điện Bản Vẽ trong thời gian ngắn, với lưu lượng đỉnh lũ lên tới 2.700m3/giây.

Nước lũ cuồn cuộn đổ về hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ

QUANG ĐẠI |

Trong khi các thủy điện nhỏ đã phải xả lũ, hồ thủy điện Bản Vẽ tiếp tục tích nước, cắt lũ cho hạ du.

Thủy điện Đồng Nai 2 ở Lâm Đồng bắt đầu xả lũ từ chiều 31.7

Hữu Long |

Sáng ngày 31.7, UBND tỉnh Lâm Đồng có thông báo, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 hiện có nước đổ về với lưu lượng 297m3/s, lưu lượng chạy máy là 110m3/s và có xu hướng tăng.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.