Tiến sĩ 34 tuổi có 16 bài báo quốc tế: "Tôi từng mê mẩn Marie Curie"

Anh Nhàn |

Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu, nhà khoa học 34 tuổi tài năng và đầy say mê. Hằng ngày, anh ăn ngủ cùng công việc và lấy nghiên cứu khoa học làm niềm vui.

Nhà khoa học 34 tuổi và niềm đam mê với tán xạ điện tử

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức được trao cho 3 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học y dược, toán học và vật lý.

Trong đó, tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) với công trình nghiên cứu “Quãng đường tự do trung bình của điện tử năng lượng thấp trong vật liệu”, là người được vinh danh nhà khoa học trẻ có công trình khoa học xuất sắc.

Anh Nguyễn Trương Thanh Hiếu năm nay 34 tuổi, quê ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà). Thời cấp 3, anh Hiếu học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn của tỉnh và vào đại học khoa Vật lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM. Sau khi học 1 học kỳ ở đại học, anh là số ít sinh viên nhận được học bổng đi học tại Đại học Tổng hợp Kỹ thuật quốc gia Volgograd (Nga). Anh bắt đầu theo học tại Trường đại học này từ năm 2005 rồi lấy bằng Cử nhân (năm 2009), thạc sĩ (2011) và tiến sĩ Vật lý (2015).

 
Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu trong lúc làm việc. Ảnh: Anh Nhàn

Sau khi về Việt Nam, anh Hiếu từng làm trợ giảng tại trường mình từng theo học năm đầu đại học, sau đó chuyển công tác đến Viện Tiên tiến Khoa học vật liệu (Đại học Tôn Đức Thắng) làm nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy cho nghiên cứu sinh của Viện Khoa học tính toán nhà trường. 

Mê Marie Curie nên gắn cơ duyên với vật lý

Nhắc về cơ duyên đến với môn vật lý, anh Thanh Hiếu tâm sự, bản thân lúc học phổ thông thích học môn toán hơn nhưng vì mê các nhà khoa học nên theo môn lý tự lúc nào.

"Đọc sách về các nhà khoa học, về việc chế tạo bom nguyên tử tôi cứ bị cuốn theo, say mê lắm. Sau đó, tôi đọc thêm về nhà khoa học nữ Marie Curie, thần tượng mà tôi rất ngưỡng mộ. Một người phụ nữ phải ở gác xếp nóng bức, thiếu thốn thức ăn, phương tiện mà vẫn say mê nghiên cứu thì con trai như tôi tại sao không làm được. Từ đó, tôi có động lực mà cố gắng hơn" - Tiến sĩ Thanh Hiếu nói.

Với ngành vật lý đang theo học, nhiều bạn bè cùng trang lứa của anh Hiếu có thể sống dư dả bằng những công việc thu nhập cao nhưng anh lại lựa chọn hướng nghiên cứu.

Gia tài lớn nhất của anh không phải là nhà cửa, xe cộ mà chắc có lẽ là "bộ sưu tập" những giải thưởng mà mới nhất là giải thưởng Tạ Quang Bửu và khoảng 16 bài báo khoa học đăng trên báo quốc tế về tán xạ điện tử, khi anh chưa tròn 35 tuổi. Với anh, nghiên cứu không phải là việc để làm giàu vật chất nhưng lại giàu kiến thức lại thoả được đam mê, và anh hạnh phúc với lựa chọn này.

Yêu em "Phương Chi" quá nhiều nên chưa lập gia đình

Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu đùa rằng mình quá yêu em "Phương Chi" (máy tính, viết tắt của Personal Computer trong tiếng Anh) và các loại hạt trong nghiên cứu vật lý nên chưa có thời gian nghĩ đến hạnh phúc riêng.

 
Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu trong lúc trò chuyện với đồng nghiệp tại Trường đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Anh Nhàn

Anh Hiếu nửa đùa nửa thật: "Làm khoa học nhiều lúc rất đơn độc, vì tiếp xúc với tài liệu và máy tính còn nhiều hơn nói chuyện giao tiếp với mọi người. Có những việc trong chuyên môn muốn chia sẻ nhưng không phải ai cũng đồng điệu nên khó nói. Thôi đã lỡ yêu em "Phương Chi" thì yêu em ấy đến tận cùng đi. Chuyện hạnh phúc riêng còn do duyên số nữa".

Với tài năng của mình, anh Thanh Hiếu có nhiều cơ duyên để làm việc nước ngoài nhưng anh vẫn lựa chọn về nước. Nói rằng, mong muốn cống hiến phát triển xây dựng đất nước thì quá to tát, nhưng sâu thẳm, vị tiến sĩ 34 tuổi mong bản thân có đóng góp được ít nhiều cho sự phát triển khoa học công nghệ nước nhà.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Năm 2020, giải thưởng được trao cho ba nhà khoa học, gồm: PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (Trường đại học Y dược TPHCM), PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Trường đại học Đà Lạt) và Tiến sĩ Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường đại học Tôn Đức Thắng).

Lễ trao giải thưởng năm nay dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam, diễn ra ngày 18.5 tại Hà Nội.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Học sinh được học vượt lớp, giáo viên tự chủ thực hiện chuyên môn

Đặng Chung |

Học sinh tiểu học có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ sẽ được học vượt lớp trong cấp học. Còn giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Đây là những nội dung mới trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố.

Ưu tiên dạy bù kiến thức trong thời gian học online

Đặng Chung |

Ngày 11.5, trẻ mầm non và học sinh tiểu học của Hà Nội cùng nhiều địa phương khác đã trở lại trường. Việc tổ chức dạy học ở mỗi địa bàn, mỗi trường học có sự khác nhau nhưng đều ưu tiên ôn tập kiến thức cũ, dạy bù cho học sinh không có điều kiện học online trong thời gian được nghỉ để phòng dịch.

Trường mầm non ngày trở lại: Lần đầu thấy các con yêu mình nhiều như vậy

Cát Tường - Thùy Linh |

Ngày 11.5, 1.900 trường mầm non, tiểu học đã mở cửa đón học sinh trở lại trường sau gần 3 tháng nghỉ dịch COVID-19. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, nhiều nơi đã quyết định tổ chức học 2 buổi/ngày, ăn bán trú để tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.

Báo cáo Chủ tịch tỉnh vụ thi học sinh giỏi ở Trường Lam Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ lùm xùm thi học sinh giỏi cấp trường ở Trường THPT chuyên Lam Sơn, Sở GDĐT Thanh Hóa đã có báo cáo đến Chủ tịch UBND tỉnh này.

Ném bom xăng vào 4 ngân hàng ở Phú Yên sau khi phê ma túy

Hoài Luân |

Phú Yên - Nhớ lại chuyện nhân viên ngân hàng đến nhà thu nợ sau khi phê ma túy, 1 thanh niên đã chế tạo "bom xăng", đem đến phóng hỏa 4 chi nhánh ngân hàng.

Cận cảnh điểm cầu đặc biệt Chung kết Olympia 2024 tại Hà Nội

Phương Anh |

Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ là 1 trong 4 điểm cầu Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, diễn ra vào Chủ nhật, ngày 13.10.2024.

Tuyến đường đầu tiên tại Cần Thơ thanh toán không tiền mặt

NGỌC LY |

Cần Thơ - Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo sự thuận tiện, nhanh chóng cho hộ kinh doanh, người dân.

Tuyến đường mới rộng 6 làn xe ở huyện Đông Anh, Hà Nội

KHÁNH AN |

Hà Nội - Tuyến đường từ đường gom Quốc lộ 3 mới qua UBND xã Vân Hà đến hết địa phận huyện Đông Anh rộng 6 làn xe, chiều dài khoảng 1,84 km.

Học sinh được học vượt lớp, giáo viên tự chủ thực hiện chuyên môn

Đặng Chung |

Học sinh tiểu học có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ sẽ được học vượt lớp trong cấp học. Còn giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Đây là những nội dung mới trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố.

Ưu tiên dạy bù kiến thức trong thời gian học online

Đặng Chung |

Ngày 11.5, trẻ mầm non và học sinh tiểu học của Hà Nội cùng nhiều địa phương khác đã trở lại trường. Việc tổ chức dạy học ở mỗi địa bàn, mỗi trường học có sự khác nhau nhưng đều ưu tiên ôn tập kiến thức cũ, dạy bù cho học sinh không có điều kiện học online trong thời gian được nghỉ để phòng dịch.

Trường mầm non ngày trở lại: Lần đầu thấy các con yêu mình nhiều như vậy

Cát Tường - Thùy Linh |

Ngày 11.5, 1.900 trường mầm non, tiểu học đã mở cửa đón học sinh trở lại trường sau gần 3 tháng nghỉ dịch COVID-19. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, nhiều nơi đã quyết định tổ chức học 2 buổi/ngày, ăn bán trú để tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.