TPHCM: Hồ chống ngập còn trên giấy, nhiều nơi lấp kênh rạch

MINH QUÂN |

Trong khi TPHCM đang bàn cách đào hồ điều tiết để giảm ngập thì tại nhiều khu vực kênh, rạch bị san lấp khiến nước mưa không thoát được, gây ngập úng.

Quy hoạch 104 hồ điều tiết

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam), có tới 95% sông và kênh rạch TPHCM bị xâm hại, 15-17% diện tích mặt kênh rạch bị lấn chiếm làm của riêng. Có tới 20% ao hồ kênh rạch bị san lấp (3.506ha), tương đương với diện tích chứa nước khoảng 25 triệu m3. Nếu hệ thống kênh rạch vẫn còn bị san lấp, lấn chiếm thì việc thoát ngập của TPHCM càng khó khăn.

Kênh A41 - 1 trong 3 hướng thoát nước cho san bay Tân Sơn Nhất bị lấn nhà cửa chiếm giảm khả năng thoát nước khi mưa lớn.  Ảnh: Minh Quân
Kênh A41 - 1 trong 3 hướng thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất bị nhà dân lấn chiếm.   Ảnh: Minh Quân

Một trong các giải pháp chống ngập được đề cập nhiều năm qua là việc xây dựng các hồ điều tiết. Theo quy hoạch thoát nước mưa (Quyết định 752/QĐ-TTg) đến năm 2020, TPHCM xây dựng 104 hồ điều tiết. Ngoài hồ điều tiết ngầm thí điểm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức), đến nay chưa có dự án nào hoàn thành.

Gần đây nhất, cuối năm 2018, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM đề xuất xây 5 hồ điều tiết ngầm tại các vị trí như: công viên làng hoa Gò Vấp (quận Gò Vấp); dải cây xanh phân cách trên đường Phan Xích Long… Tổng vốn đầu tư các hồ điều tiết này 475 tỉ đồng nhưng đến nay các hồ này vẫn còn nằm trên giấy.

Theo ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM), các dự án xây hồ điều tiết trước đây chỉ là dự kiến và sẽ được đưa vào quy hoạch điều chỉnh về thoát nước và thủy lợi mà TPHCM đang triển khai. Sau khi có quy hoạch điều chỉnh sẽ tiến hành đầu tư xây dựng các hồ điều tiết bằng các hình thức từ ngân sách hoặc PPP.

Hồ điều tiết - giải pháp mềm cho bài toán chống ngập

Theo Tiến sĩ Hồ Long Phi - Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), để chống ngập cho TPHCM, ngoài các giải pháp cứng - xây dựng hệ thống cống thoát nước thì phải kết hợp giải pháp mềm là xây dựng các hồ điều tiết.

Theo ông Phi, hồ điều tiết có nhiệm vụ giữ lại một lượng nước khi mưa quá lớn, hệ thống cống không thể tải hết trong một thời điểm. Như vậy, hồ điều tiết chia sẻ khả năng thoát nước cùng với cống thoát nước khi quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra rõ nét.

Gần 26.000 tỉ đồng đã được chi cho công tác chống ngập trong 5 năm qua, nhưng đến nay TPHCM vẫn còn 22 điểm ngập. Ảnh: Minh Quân
Gần 26.000 tỉ đồng đã được chi cho công tác chống ngập trong 5 năm qua, nhưng đến nay TPHCM vẫn còn 22 điểm ngập. Ảnh: Minh Quân

Trong khi đó, TS Nguyễn Minh Hòa - chuyên về quy hoạch đô thị cho rằng, để giải quyết việc ngập, lãnh đạo TPHCM cần phải lựa chọn dứt khoát một trong hai cách sau đây, hoặc cả hai cùng lúc trong một tỷ lệ hợp lý nhất.

Thứ nhất, TPHCM phải khơi thông lại hệ thống kênh rạch, dù tốn kém đến đâu cũng phải khôi phục năng lực thoát của các kênh xuyên tâm và kênh trục như: kênh Tham Lương - Bến Cát, các trục tiêu thoát nước chính như rạch: Văn Thánh, Cầu Sơn - Cầu Bông; Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Hân, Ông Tiêu, Miếu Nổi, Bùng Binh.

“Việc khôi phục hệ thống thoát nước tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy tốn kém đấy, nhưng nó sẽ giúp thành phố thoát ngập bền vững, trả lại tên cho vùng đất này là “thành phố sông nước”, làm cho thành phố mát mẻ hơn” – ông Hòa nói.

Giải pháp thứ 2 theo ông Hòa là “nhốt nước lại” trong một hầm chứa khổng lồ ở nơi trũng nhất của thành phố, sau đó chuyển ra sông bằng hệ thống kênh ngầm thoát ra biển, một phần khác tái sử dụng vào việc tưới cây, rửa đường, rửa xe. Mô hình hệ thống chứa và thoát nước siêu khủng của Tokyo (Nhật Bản) là hình mẫu mà TPHCM có thể học.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TP.Hồ Chí Minh sắp hoàn thành các dự án nghìn tỉ: Liệu có hết ngập?

Huyền Trân - Minh Quân |

Thông tin về dự án chống ngập do triều cường 10.000 tỉ đồng đang gấp rút hoàn thành vào tháng 10.2020 và dự án 500 tỉ đồng nâng đường giải cứu “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh xong vào 4.2021 đang được người dân TPHCM rất mong chờ. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế cho thấy, dù các dự án nghìn tỉ này có hoàn thành, TPHCM vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngập lụt.

Vì sao đã đầu tư hơn 25.000 tỉ đồng, TPHCM vẫn không hết ngập?

MINH QUÂN |

Ngày 9.6, tại buổi họp báo về tình hình chống ngập trên địa bàn TPHCM, ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng TPHCM), cho biết: Đầu mùa mưa 2020, TPHCM hứng 3 trận mưa có vũ lượng trên 112mm khiến 22 tuyến đường ngập nước.

500 tỉ nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: Đường hết ngập nhưng dân lo nhà ngập

MINH QUÂN |

Đường Nguyễn Hữu Cảnh đang được nâng cấp, sửa chữa để chống ngập với tổng kinh phí 472,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều người dân khu vực này lo lắng khi làm xong đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập, nhưng nhà họ có thể ngập do thấp hơn đường.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Bangladesh: Công Phương đá chính

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Bangladesh tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (27.9).

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Người đàn ông trùm đầu trộm nhiều trang sức trong đêm tối

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Người đàn ông trùm đầu, đeo khẩu trang cầm theo đèn pin đã trộm toàn bộ trang sức được làm từ bạc như dây chuyền, nhẫn, bông tai, lắc tay…

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

TP.Hồ Chí Minh sắp hoàn thành các dự án nghìn tỉ: Liệu có hết ngập?

Huyền Trân - Minh Quân |

Thông tin về dự án chống ngập do triều cường 10.000 tỉ đồng đang gấp rút hoàn thành vào tháng 10.2020 và dự án 500 tỉ đồng nâng đường giải cứu “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh xong vào 4.2021 đang được người dân TPHCM rất mong chờ. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế cho thấy, dù các dự án nghìn tỉ này có hoàn thành, TPHCM vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngập lụt.

Vì sao đã đầu tư hơn 25.000 tỉ đồng, TPHCM vẫn không hết ngập?

MINH QUÂN |

Ngày 9.6, tại buổi họp báo về tình hình chống ngập trên địa bàn TPHCM, ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng TPHCM), cho biết: Đầu mùa mưa 2020, TPHCM hứng 3 trận mưa có vũ lượng trên 112mm khiến 22 tuyến đường ngập nước.

500 tỉ nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: Đường hết ngập nhưng dân lo nhà ngập

MINH QUÂN |

Đường Nguyễn Hữu Cảnh đang được nâng cấp, sửa chữa để chống ngập với tổng kinh phí 472,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều người dân khu vực này lo lắng khi làm xong đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập, nhưng nhà họ có thể ngập do thấp hơn đường.