Vượt sông đưa nước ngọt đến người dân huyện cù lao Tân Phú Đông

Kỳ Quan |

Dù lkhông phải huyện đảo, nhưng do nằm sát biển và bị bao bọc bởi các dòng Cửu Long, lại không khai thác được nước ngầm, nên Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) được xem là huyện khó khăn nhất về nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa hạn mặn.

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương và các đơn vị cấp nước, mùa hạn mặn năm nay 100% dân ở Tân Phú Đông đã có nước ngọt sinh hoạt.

Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết: Chuyện nước ngọt sinh hoạt cho người dân huyện cù lao Tân Phú Đông vào mùa hạn mặn hàng năm từng làm đau đầu lãnh đạo tỉnh và huyện Tân Phú Đông. Chỉ cách đây ít năm, nước ngọt cho người dân trong huyện còn dựa vào các ao chứa nước, thường cạn kiệt vào cuối mùa khô. Nước ngọt phải được chở từ đất liền ra để “giải khát” cho bà con trong huyện.

Trước đây nước ngọt được chở từ đất liền ra huyện Tân Phú Đông. Ảnh: K.Q
Trước đây nước ngọt được chở từ đất liền ra huyện Tân Phú Đông. Ảnh: K.Q
Cảnh người dân huyện Tân Phú Đông bơm nước sinh hoạt vào mùa khô trước đây. Ảnh: K.Q
Cảnh người dân huyện Tân Phú Đông bơm nước sinh hoạt vào mùa khô trước đây. Ảnh: K.Q

UBND tỉnh Tiền Giang cùng các ngành có liên quan và đơn vị cấp nước đã quyết tâm đưa nước ngọt từ đất liền ra huyện một cách căn cơ bằng đường ống dẫn nước đi dưới đáy sông. Từ đó, hệ thống cấp nước đã lan dần đến khắp các xã, ấp trong huyện.

Hầu hết các hộ dân trong huyện đã được cấp nước ngọt sinh hoạt. Ảnh: K.Q
Hầu hết các hộ dân trong huyện đã được cấp nước ngọt sinh hoạt. Ảnh: K.Q

Theo Phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông, vào mùa khô 2020, hầu hết người dân trong huyện đã được cấp nước ngọt tận nhà. Chỉ còn số ít hộ ở cuối nguồn thuộc xã Phú Tân là chưa có đường nước dẫn đến nhà. Số bà con này còn phải sử dụng nguồn nước ngọt cho sinh hoạt ở các vòi nước công cộng.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Những công trình "cứu tinh" nông dân giữa mùa hạn mặn lịch sử

Kỳ Quan |

Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Những công trình "cứu tinh" nông dân giữa mùa hạn mặn lịch sử

Kỳ Quan |

Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.