Cách thức đưa tín chỉ carbon cho xe điện hoạt động bền vững

Ngọc Thiện |

Thế giới đang phải giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, từ sông băng tan chảy ở Nam Cực đến núi lửa phun trào ở Iceland. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những hậu quả tàn khốc của nó đòi hỏi sự tham gia đồng lòng của các quốc gia.

Ở Ấn Độ, nước này đang chủ động nỗ lực giảm hai yếu tố chính - dấu chân carbon và phát thải khí nhà kính, góp phần đáng kể vào quá trình cải thiện khí hậu. Song song với cam kết của mình, Ấn Độ cùng với các quốc gia khác tại hội nghị COP26 năm ngoái đã cam kết đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2070.

Tại Ấn Độ, quốc gia này đang chứng kiến ​​sự phát triển chưa từng có của xe điện (EV) như một giải pháp tức thời để đạt được mục tiêu không phát thải, từ đó tạo bàn đạp để phát triển bền vững.

Tín chỉ carbon là một trong những yếu tố được quốc gia châu Á này áp dụng. Một tín chỉ carbon tương đương với việc giảm một tấn carbon dioxide từ không gian sinh thái. Xe điện qua đó đã nổi lên như những phương tiện thay đổi thói quen của người dân, tạo ra tín chỉ carbon khi thay thế các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Từ đó, Ấn Độ tiếp tục phát triển các giải pháp về phương tiện chạy bằng điện, tìm nguồn năng lượng từ các dự án năng lượng tái tạo.

Trong bối cảnh xe điện, ngành công nghiệp di động sử dụng hai phương pháp khác nhau để tạo ra tín chỉ carbon, Cơ chế phát triển sạch (CDM) được sử dụng để vận hành hoặc sạc các phương tiện chạy điện và xe hybrid trong lĩnh vực giao thông. Mặt khác, Tiêu chuẩn carbon tự nguyện (VCS) được sử dụng cho các dự án trạm sạc và cơ sở hạ tầng tương ứng.

Cơ sở hạ tầng sạc bên cạnh đó có thể cung cấp tín chỉ carbon bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho xe điện.

Hơn nữa, các nhà cung cấp xe điện và nhà phát triển cơ sở hạ tầng có thể tận dụng cơ hội này để tạo thêm doanh thu từ tín chỉ carbon, đạt được lợi tức đầu tư cao hơn. Thông qua đó, cơ hội mời gọi đầu tư trong thời đại xe điện bùng nổ như hiện nay dần khả quan. Mạng lưới kết nối giữa cơ sở hạ tầng có thu phí, tín chỉ carbon được cho sẽ còn được đẩy mạnh trong những năm tới.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện rất nhiều sáng kiến ​​nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng xe điện vào thực tiễn. Sáng kiến ​​“Go Electric” được cho đã thành công trong việc truyền đạt nhận thức về lợi ích của xe điện, cũng như thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng sạc xe điện, tạo ra tín chỉ carbon để thúc đẩy áp dụng xe chạy bằng năng lượng mới. Các chiến dịch khác như “Shoonya” đã góp phần khuyến khích việc áp dụng xe điện không phát thải cho hoạt động vận tải hàng hóa.

Hiện quốc gia Nam Á đang tiếp tục đẩy mạnh điện khí hóa phương tiện cũng như tín chỉ carbon.

Bằng cách sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, quốc gia này có thể tạo ra một hệ thống tự động, trong đó lượng phát thải khí nhà kính của mỗi chủ phương tiện có thể được theo dõi thông qua một nền tảng toàn diện thống nhất. Hơn nữa, bằng cách mang đến cho khách hàng những ưu đãi lớn hơn để có điểm tín chỉ carbon tích cực, nước này có thể nâng cao tỉ lệ sử dụng xe điện trong người dân.

Ngọc Thiện
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng xin bán tín chỉ carbon, vừa làm kinh tế xanh vừa thu được tiền

THÙY TRANG |

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon Việt Nam chưa được hình thành nhưng nhu cầu của thị trường mua bán tín chỉ carbon thế giới lại đang rất cao. Vì vậy, TP Đà Nẵng đã xin thí điểm tham gia bán tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp thành phố hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh mà còn có được nguồn thu để tái đầu tư.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon đồng bộ và toàn diện

THEO TTXVN |

Sáng 8.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.