Tập trung nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm

ThS Phạm Văn Chung |

Vừa qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo Quốc hội về Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo, chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, với gói hỗ trợ hơn 400.000 tỉ đồng thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023, gồm: mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư; nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đặc biệt, trong chương trình này, Chính phủ đã đề xuất dành đến 53.150 tỉ đồng cho công tác bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Đây là quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi dịch bệnh COVID-19 tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, nhất là người lao động bị mất việc làm, chưa có việc làm, người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội.

Việc dành gói hỗ trợ lớn cho an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm sẽ giải quyết được 2 vấn đề lớn của đất nước hiện nay.

Thứ nhất, là hỗ trợ nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người nghèo, đối tượng yếu thế trong tình hình dịch bệnh phức tạp, có thể ảnh hưởng kéo dài. Đây là những đối tượng vốn bình thường đã khó khăn, khi dịch bệnh xảy ra, kéo dài thì cuộc sống của họ càng khó khăn, túng thiếu hơn.

Thứ hai, hỗ trợ cho người dân sẽ giúp tạo nguồn vốn ban đầu, tối thiểu để người lao động, người nghèo có thể tự mình "vực dậy", vươn lên vượt qua dịch bệnh xây dựng cuộc sống, nhất là có ít vốn liếng để họ tiếp tục trang trải, đầu tư làm ăn, sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ...

Từ đó, tạo ra việc làm, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, hạn chế sự trợ cấp, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Điều này góp phần tạo ra công ăn, việc làm ổn định cho người dân, nhất là người nghèo và giúp ổn định, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục hồi, phát triển nền kinh tế đất nước.

Ngoài ra, việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân còn giúp kích thích tiêu dùng, đảm bảo kích cầu, giúp cho kinh tế phục hồi ngày càng nhanh chóng, tích cực hơn mà không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phạt...

Bởi trong lúc nền kinh tế bị ảnh hưởng, phát triển chậm lại thì cần có công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hữu hiệu để kích thích kinh tế phát triển. Trong tình hình hiện nay không gì tốt hơn là 'bơm' tiền vào nền kinh tế, kích thích tiêu dùng của người dân.

Thiết nghĩ, ngay sau khi Quốc hội quyết định thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan có trách nhiệm liên quan cần sớm triển khai hiệu quả chương trình này.

Đặc biệt có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân khai kinh phí hợp lý, triển khai nhanh chóng gói bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm đến đối tượng được thụ hưởng.

Bởi đây là chính sách lớn, rất quan trọng giúp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đồng thời giúp đảm bảo, cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo, người lao động bị mất việc làm do dịch bệnh gây ra.

ThS Phạm Văn Chung
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Năm 2021, do tình hình dịch bệnh COVID-19, hàng nghìn lao động tại các tỉnh phía Nam bị mất việc làm phải về quê tránh dịch khiến nhu cầu việc làm tại Ninh Bình tăng cao. Toàn tỉnh Ninh Bình đã giải quyết được việc làm cho gần 20.000 lao động.

Ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên phó chủ tịch thường trực tổng LĐLĐVN: Cần có trung tâm giới thiệu việc làm cho người cao tuổi

Việt Lâm thực hiện |

Hiện nay, nước ta vẫn còn nhiều người cao tuổi (NCT) không có tích luỹ, thu nhập thấp, sống dựa vào con cháu… một phần do không tìm được việc làm phù hợp. Liên quan đến vấn đề việc làm của NCT, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN.

Tìm chọn việc làm mình thích sau tuổi nghỉ hưu

Phương Linh |

Cùng với xu thế chọn nghỉ hưu trước tuổi thì ngày càng nhiều người tìm chọn việc làm mình thích sau tuổi nghỉ hưu. Nghỉ để sống cho niềm đam mê làm việc mình yêu thích là điều nhiều lao động lớn tuổi đang làm.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Ninh Bình: Giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Năm 2021, do tình hình dịch bệnh COVID-19, hàng nghìn lao động tại các tỉnh phía Nam bị mất việc làm phải về quê tránh dịch khiến nhu cầu việc làm tại Ninh Bình tăng cao. Toàn tỉnh Ninh Bình đã giải quyết được việc làm cho gần 20.000 lao động.

Ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên phó chủ tịch thường trực tổng LĐLĐVN: Cần có trung tâm giới thiệu việc làm cho người cao tuổi

Việt Lâm thực hiện |

Hiện nay, nước ta vẫn còn nhiều người cao tuổi (NCT) không có tích luỹ, thu nhập thấp, sống dựa vào con cháu… một phần do không tìm được việc làm phù hợp. Liên quan đến vấn đề việc làm của NCT, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN.

Tìm chọn việc làm mình thích sau tuổi nghỉ hưu

Phương Linh |

Cùng với xu thế chọn nghỉ hưu trước tuổi thì ngày càng nhiều người tìm chọn việc làm mình thích sau tuổi nghỉ hưu. Nghỉ để sống cho niềm đam mê làm việc mình yêu thích là điều nhiều lao động lớn tuổi đang làm.