Top 100 nhà khoa học châu Á: hướng tới sự xuất sắc trong nghiên cứu khoa học
Asian Scientist là tạp chí khoa học uy tín hàng đầu Châu Á, ra đời năm 2011 và có trụ sở chính tại Singapore. Tạp chí được thành lập và điều hành bởi một nhóm các nhà báo chuyên nghiệp về khoa học và y tế, với sự tham gia và đóng góp tích cực từ cộng đồng các nhà khoa học, công nghệ và y tế. Đến nay, tạp chí là nơi chuyên đăng tải các nghiên cứu khoa học và công nghệ của toàn châu lục. Đặc biệt, từ tháng 6.2019, Tạp chí Asian Scientist được Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) công nhận là một công ty khởi nghiệp của MIT.
Từ tháng 3.2016, Tạp chí Khoa học Châu Á ra mắt Danh sách 100 Nhà khoa học tiêu biểu của Châu Á với mục tiêu “truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trẻ trong khu vực, hướng tới sự xuất sắc trong nghiên cứu khoa học”. Asian Scientist sẽ tuyển chọn 100 nhà nghiên cứu, học giả, nhà đổi mới và nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Châu Á có nhiều thành quả và đóng góp lớn trong các lĩnh vực.
Để được bình chọn vào danh sách này, người được vinh danh phải nhận được các giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế; cần phải có ít nhất một phát kiến khoa học quan trọng và/hoặc đang lãnh đạo các viện/học viện nghiên cứu. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Tạp chí công bố danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của toàn châu lục, dành cho các nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau, từ khoa học vật liệu đến sinh học phân tử và vật lý hạt nhân. Các cá nhân được vinh danh đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Trong phần giới thiệu về GS.TS Nguyễn Thanh Liêm trên website công bố danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á 2019, Tạp chí Khoa học Châu Á (Asian Scientist) nhấn mạnh: “Là bác sĩ phẫu thuật nội soi nhi khoa hàng đầu, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm là người đầu tiên ở Việt Nam thực hiện phẫu thuật nội soi cho trẻ vào năm 1997 và là người đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em trong số các bệnh viện Nhi ở Việt Nam.
Ngoài sự nghiệp phẫu thuật, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm còn là Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ gen Vinmec - nơi ông tiên phong trong các liệu pháp tế bào gốc cho các bệnh như bại não và tự kỷ. Với những đóng góp y tế đáng chú ý trong những năm qua, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã được trao giải thưởng Nikkei Châu Á 2018 trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ”.
Dấu ấn tiêu biểu
Trong suốt sự nghiệp y khoa của mình, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã để lại dấu ấn lớn trong cộng đồng y học thế giới. GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã tiến hành phẫu thuật nội soi ở trẻ em từ năm 1997 và đã đưa phẫu thuật nội soi trẻ em Việt Nam phát triển ngang tầm với các trung tâm tiên tiến nhất trên thế giới. Cho tới nay, ông đã đóng góp 9 kỹ thuật mổ nội soi mới cho chuyên ngành phẫu thuật Nhi thế giới.
Ông còn là tác giả của hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học Y học xuất bản trong và ngoài nước, trong đó có gần 100 công trình nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí y học uy tín của Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt, GS Nguyễn Thanh Liêm còn được mời viết chương U nang ống mật chủ cho sách giáo khoa Nhi dành cho các bác sĩ của Anh và của Mỹ. Ông cũng là bác sĩ Việt Nam hiếm hoi được mời giảng dạy và phẫu thuật trình diễn tại nhiều nước có nền y học phát triển trên thế giới.
Mới đây nhất, GS Liêm cùng các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec đã công bố nghiên cứu chấn động về giải trình tự bộ gen người Việt, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng khoa học, mang tới tiềm năng to lớn trong việc dự phòng, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, chuyển hóa và đáp ứng với thuốc điều trị, các bệnh di truyền, chuyển hóa, thoái hóa thần kinh (Parkinson, Alzeimer..)..
GS Nguyễn Thanh Liêm là một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam. Trong những năm qua, ông và các cộng sự tại Vinmec đã hoàn thành 2 công trình nghiên cứu về ghép tế bào gốc thành công cho trẻ em bại não và tự kỉ, mở ra hy vọng cho nhiều trẻ em bị hai bệnh nan y này.
Ông là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công ghép tế bào gốc điều trị xơ phổi ở trẻ sơ sinh và rối loạn đại tiện ở trẻ bị thoát vị màng não tủy. Ngoài ra ông và đồng nghiệp cũng đã thực hiện thành công nhiều ca ghép tế bào gốc điều trị một số bệnh như đa u tủy, liệt tủy do chấn thương cột sống, teo đường mật bẩm sinh, thoái hóa khớp gối,xơ gan... Hiện nay, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cùng đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec đang tiếp tục triển khai các nghiên cứu quan trọng về ghép tế bào gốc cải thiện nội tiết tố sinh dục và đái tháo đường;…
7 nhà khoa học Việt Nam lọt vào danh sách bình chọn TOP 100 của Asian Scientist từ năm 2016-2019
Năm 2016:
- TS. Trần Hà Liên Phương, giảng viên Khoa Kỹ thuật Y sinh, trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong số 15 người được nhận giải thưởng "Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới" năm 2015
· - TS. Đặng Thị Oanh - Đại học công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên: TS Oanh từng dành Giải thưởng cao quý - Elsevier Foundation vinh danh các nhà khoa học nữ của các nước đang phát triển tại Hội nghị thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ (American Academy of Arts and Sciences) và Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS) tổ chức
Năm 2017:
- PGS Lê Thị Kim Phụng - Đại học Bách khoa TP.HCM, từng được trao giải thưởng.