Bảng giá đất tại TPHCM chỉ bằng 30% giá đất thực tế

N.L |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có một số kiến nghị bổ sung vào danh mục 12 Luật được Chính phủ và Bộ KHĐT chủ trì sửa đổi. Theo HoREA, bảng giá đất tại thành phố này bị khống chế bởi khung giá đất do Chính phủ ban hành nên khung cao nhất chỉ bằng 30% giá trị trường và điều này chưa phù hợp với tình hình phát triển.

Theo đó, HoREA đề nghị bỏ quy định “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần” tại điều 113 Luật Đất đai; và sửa đổi điều 114 Luật Đất đai giao toàn quyền cho cấp tỉnh ban hành “Bảng giá đất và giá đất cụ thể” để phù hợp với thực tế tình hình của địa phương.

Theo HoREA, khung giá đất do Chính phủ ban hành áp dụng cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên không sát với thực tế từng địa phương, nhất là các đô thị đặc biệt như Hà Nội, TPHCM, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và các tỉnh công nghiệp hóa cao, làm hạn chế tính chủ động và khả năng điều chỉnh của các địa phương này.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14.11.2014 quy định về khung giá đất, với mức tăng bình quân khoảng 2 lần so với khung giá trước, đã có tác động đến việc xây dựng bảng giá đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được áp dụng ổn định trong 05 năm, kể từ ngày 01.01.2015.

Riêng tại TPHCM, UBND thành phố đã có quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31.12.2014 ban hành bảng giá đất có mức tăng bình quân khoảng 1,9 lần. Điểm bất hợp lý là sau khi đã vận dụng tột khung thì giá đất cao nhất được quy định tại bảng giá đất của TPHCM cũng chỉ có giá trị bằng khoảng 30% giá đất thực tế trên thị trường.

Bên cạnh đó, theo quy định thì giá đất thấp nhất trong bảng giá đất do Thành phố ban hành lại không được thấp hơn giá đất tối thiểu của khung giá đất do Chính phủ ban hành nên không phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Việc áp dụng bảng giá đất 2015 của Thành phố đã dẫn đến có trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi làm thủ tục xin hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại một số vị trí đất trong hẻm sâu đã phải nộp tiền sử dụng đất cao hơn các trường hợp tương tự, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở từ năm 2014 trở về trước, do tại khoản (3.a) điều 11 Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất; trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định".

Nhìn tổng thể, HoREA cho rằng, theo quy định này thì mức nộp tiền sử dụng đất cao hơn trước, nên có thể nhiều hộ gia đình, cá nhân không có đủ khả năng tài chính để hợp pháp hóa nhà ở; từ đó, có thể dẫn đến các giao dịch bằng giấy tay, phát sinh thị trường ngầm, làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản, có thể phát sinh những tranh chấp trong xã hội và làm giảm nguồn thu ngân sách.

Do vậy, Hiệp hội HoREA kiến nghị bỏ quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần" tại điều 113 Luật Đất đai; và sửa đổi điều 114 Luật Đất đai giao toàn quyền để cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành "Bảng giá đất và giá đất cụ thể" cho phù hợp với thực tế tình hình của địa phương. Trên cơ sở bảng giá đất sát giá thị trường (do hàng năm được điều chỉnh bằng hệ số điều chỉnh giá đất - hệ số k) để tính "tiền sử dụng đất", hoặc "Thuế chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở" một cách minh bạch và loại trừ cơ chế "xin - cho". Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị Chính phủ chỉ giữ vai trò hậu kiểm để đảm bảo sự phù hợp và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cân bằng giữa các địa phương.

N.L
TIN LIÊN QUAN

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.

Bên trong những ngôi nhà tạm vùng rốn lũ Mường Pồn

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Điện Biên - Trong khi chờ tái định cư sau lũ quét từ gần 2 tháng trước, nhiều người dân vùng rốn lũ Mường Pồn đang phải dựng lên những ngôi nhà tạm.