Chuyển đổi gần 1.000ha đất lúa, rừng phòng hộ để làm dự án năm 2022

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng 10.12, tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV đã thông qua 2 Nghị quyết quan trọng về danh mục dự án phải thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022.

Theo đó, năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 456 dự án phải thu hồi đất, với tổng diện tích đất là 3.738,02ha. Cụ thể: Thành phố Ninh Bình là 35 dự án với tổng diện tích 194,14ha; Thành phố Tam Điệp 38 dự án với tổng diện tích 927ha; Huyện Hoa Lư có 33 dự án với tổng diện tích 238,74ha; huyện Yên Khánh 51 dự án với tổng diện tích 208,36ha; huyện Yên Mô 82 dự án với tổng diện tích 305,91ha; huyện Kim Sơn 51 dự án với tổng diện tích 717,25ha; huyện Nho Quan 78 dự án với tổng diện tích 645,09ha; huyện Gia Viễn 88 dự án với tổng diện tích 501,53ha.

Năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 456 dự án phải thu hồi đất, với tổng diện tích đất là 3.738,02ha. Ảnh: NT
Năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 456 dự án phải thu hồi đất, với tổng diện tích đất là 3.738,02ha. Ảnh: NT

Năm 2022, toàn tỉnh Ninh Bình sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng 899,42ha đất trồng lúa; 66,31ha đất rừng phòng hộ; 0,06ha đất rừng đặc dụng để thực hiện 382 dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong đó, Thành phố Ninh Bình chuyển mục đích sử dụng 45,44ha đất trồng lúa; huyện Hoa Lư chuyển mục đích sử dụng 91,24ha đất trồng lúa; huyện Gia Viễn chuyển đổi 207,80ha đất trồng lúa và 0,06ha đất rừng đặc dụng; huyện Nho Quan chuyển đổi 187,86ha đất trồng lúa và 12,85ha đất rừng phòng hộ; huyện Yên Khánh là 94,21ha đất trồng lúa; thành phố Tam Điệp là 7,41ha đất trồng lúa và 34,26ha đất rừng phòng hộ; huyện Kim Sơn là 133,62ha đất trồng lúa và 13,2ha đất rừng phòng hộ và huyện Yên Mô sẽ chuyển đổi 131,84ha đất trồng lúa, 0,6 ha đất rừng phòng hô.

Việc HĐND tỉnh Ninh Bình thông qua 2 nghị quyết quan trọng về danh mục dự án phải thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022 là cơ sở để các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện thu hồi đất, chuyển đổi mục đích theo đúng quy định của pháp luật.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Nhiều xã nông thôn mới đối mặt với ô nhiễm môi trường

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện mỗi ngày trên địa tỉnh Ninh Bình có gần 330 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 67% tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải tại khu vực nông thôn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đặc biệt tại những xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nhưng rác thải vẫn vứt tràn lan ra đường, gây ô nhiễm môi trường.

Vì sao nhiều địa phương ở Ninh Bình ồ ạt đấu giá đất dịp cuối năm?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời điểm những tháng cuối năm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ồ ạt cho tổ chức đấu giá đất, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt giá đất để làm căn cứ đấu giá hàng nghìn lô đất tại huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ninh Bình: Nhiều địa phương ồ ạt đấu giá đất để hoàn thành thu ngân sách

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời điểm những tháng cuối năm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ồ ạt cho tổ chức đấu giá đất để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách và lấy nguồn để trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Hai dự án thuộc Bộ NN&PTNT được tỉnh Ninh Bình giao đất 16 năm vẫn bỏ hoang

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Được UBND tỉnh Ninh Bình giao trên 56ha đất để triển khai, thực hiện 2 dự án "Đầu tư xây dựng trại thực nghiệm và nuôi giữ giống gốc gia cầm" và "Đầu tư xây dựng trại nhân giống thỏ thịt Ninh Bình", cả hai dự án này đều do các đơn vị thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, kể từ khi được giao đất đến nay đã 16 năm trôi qua, 2 dự án này vẫn chưa được triển khai, đất được giao nằm bỏ hoang, gây lãng phí.

Ninh Bình: Về đích nông thôn mới, các xã trông vào đấu giá đất để trả nợ

DIỆU ANH |

Hiện nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sau khi về đích nông thôn mới (NTM) phải "còng lưng" gánh nợ nhưng chưa biết lấy nguồn đâu để chi trả. Nhiều xã chỉ biết trông chờ vào nguồn duy nhất là từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Ninh Bình: Sau về đích nông thôn mới, nhiều xã "còng lưng" gánh nợ

DIỆU ANH |

Thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích nông thôn mới, nhiều xã phải "còng lưng" gánh nợ.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Ninh Bình: Nhiều xã nông thôn mới đối mặt với ô nhiễm môi trường

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện mỗi ngày trên địa tỉnh Ninh Bình có gần 330 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 67% tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải tại khu vực nông thôn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đặc biệt tại những xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nhưng rác thải vẫn vứt tràn lan ra đường, gây ô nhiễm môi trường.

Vì sao nhiều địa phương ở Ninh Bình ồ ạt đấu giá đất dịp cuối năm?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời điểm những tháng cuối năm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ồ ạt cho tổ chức đấu giá đất, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt giá đất để làm căn cứ đấu giá hàng nghìn lô đất tại huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ninh Bình: Nhiều địa phương ồ ạt đấu giá đất để hoàn thành thu ngân sách

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời điểm những tháng cuối năm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ồ ạt cho tổ chức đấu giá đất để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách và lấy nguồn để trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Hai dự án thuộc Bộ NN&PTNT được tỉnh Ninh Bình giao đất 16 năm vẫn bỏ hoang

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Được UBND tỉnh Ninh Bình giao trên 56ha đất để triển khai, thực hiện 2 dự án "Đầu tư xây dựng trại thực nghiệm và nuôi giữ giống gốc gia cầm" và "Đầu tư xây dựng trại nhân giống thỏ thịt Ninh Bình", cả hai dự án này đều do các đơn vị thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, kể từ khi được giao đất đến nay đã 16 năm trôi qua, 2 dự án này vẫn chưa được triển khai, đất được giao nằm bỏ hoang, gây lãng phí.

Ninh Bình: Về đích nông thôn mới, các xã trông vào đấu giá đất để trả nợ

DIỆU ANH |

Hiện nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sau khi về đích nông thôn mới (NTM) phải "còng lưng" gánh nợ nhưng chưa biết lấy nguồn đâu để chi trả. Nhiều xã chỉ biết trông chờ vào nguồn duy nhất là từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Ninh Bình: Sau về đích nông thôn mới, nhiều xã "còng lưng" gánh nợ

DIỆU ANH |

Thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích nông thôn mới, nhiều xã phải "còng lưng" gánh nợ.