Công trình xây dựng khẩn cấp bao gồm những loại nào?

Kim Nhung (T/H) |

Công trình xây dựng khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu kịp thời hoặc nhiệm vụ cấp bách của các cấp có thẩm quyền.

Căn cứ theo Khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, công trình xây dựng khẩn cấp gồm:

1. Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo phải thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn nước, ứng phó sự cố môi trường, phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh hoạ: An Long
Các công trình xây dựng khẩn cấp phải được xây dựng nhanh chóng, kịp thời. Ảnh minh hoạ: An Long

Theo đó, người đứng đầu Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng đối với công trình thuộc trường hợp (1) thuộc phạm vi quản lý.

Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng để tổ chức thực hiện xây dựng công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Thủ tướng Chính phủ quyết định các cơ chế đặc thù đối với từng công trình thuộc trường hợp (2) bao gồm khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; hình thức lựa chọn nhà thầu và các cơ chế đặc thù khác theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng.

Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các cơ chế đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai các công việc liên quan khác đến quá trình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan.

Kim Nhung (T/H)
TIN LIÊN QUAN

6 nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Kim Nhung (T/H) |

Dưới đây là các nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng mà chủ đầu tư, nhà thầu cần nắm rõ.

Hà Nội: Các công trình xây dựng ở vùng nào được phép thi công trở lại?

CAO NGUYÊN |

Đối với vùng 2, vùng 3, các công trình được phép xây dựng lại sau khi có phương án, kế hoạch thi công của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện xác nhận.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình xây dựng

Kim Nhung (T/H) |

Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình bắt buộc phải có giấy phép di dời.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.