Giải bài toán thiếu nhà ở từ nhà tái định cư bị bỏ hoang

Cao Nguyên |

Hiện nay nguồn cung nhà ở đang ngày càng khan hiếm, đặc biệt, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Điều đáng nói, tại thành phố lớn như Hà Nội hiện nay vẫn có những tòa nhà tái định cư dù đã xây xong cả chục năm trời nhưng không có người ở. 

Nhà tái định cư “đắp chiếu”

Ghi nhận của PV Lao Động vào ngày 1.6 tại ba tòa nhà tái định cư đối diện hồ Đền Lừ trên phố Tân Mai kéo dài (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) vẫn hoang vắng, chưa có người dân về ở. Quanh khu vực tòa nhà cỏ dại mọc um tùm, nhiều góc còn là bãi tập kết rác, tập kết hàng hóa của người dân sinh sống gần đó.

Những vết nứt dưới chân tòa nhà cũng đã ngày một lớn, các tấm kính ở lối thoát hiểm đã bị vỡ nát. Lối lên xuống của một tòa nhà đã được bịt kín bằng tôn, khung sắt và gỗ rất kiên cố. Những màu sơn xanh nước biển đã dần bay màu, loang lỗ… theo thời gian.

Sau hơn 3 năm được xây dựng, cả ba tòa nhà vẫn nằm yên bất động. Chỉ duy nhất trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, chính quyền địa phương đã tận dụng một số phòng làm nơi cách ly y tế cho các bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.

Tương tự nhà ở tái định cư N01 - D17 Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) sở hữu một vị trí “vàng” tại quận Cầu Giấy nhưng 10 năm vẫn bị bỏ hoang. Quy mô của dự án gồm 15 tầng nổi và 01 tầng hầm, với tầng 1 và 2 là tầng thương mại, căn hộ ở từ tầng 3 đến tầng 15.

Hay như khối nhà 20 tầng tại ô đất CT3 Khu đô thị mới Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy cũng đang trong tình trạng “đắp chiếu”.

Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội, hiện trên địa bàn có 174 khu nhà tái định cư đang được sử dụng với tổng số hơn 14.200 căn hộ. Hầu hết các tòa nhà được xây dựng bằng ngân sách nhà nước.

Còn thống kê của Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, Thành phố có tới hàng nghìn căn hộ chung cư bị bỏ hoang. Trong khi đó, Sở này đang quản lý 9.434 căn hộ và hơn 2.500 nền đất phục vụ tái định cư còn bỏ trống tại 163 dự án.

Do đó, mỗi năm thành phố phải tốn khoảng 71 tỉ đồng để bảo trì những căn hộ tái định cư bị bỏ hoang xuống cấp, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Chuyển đổi sang nhà ở xã hội

Trước việc nhà tái định cư đang bỏ hoang gây lãng phí, trong khi đó nhu cầu về nhà ở của người có thu nhập thấp ngày càng cao, mới đây, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư trên địa bàn tính đến tháng 5.2022. Tổng hợp các dự án, số lượng nhà ở tái định cư không còn nhu cầu sử dụng để bố trí tái định cư và có nhu cầu chuyển đổi quỹ nhà này sang làm NƠXH, nhà ở thương mại hoặc mục đích khác (số liệu tính đến tháng 5.2022).

Về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Châu - chuyên gia bất động sản - cho biết, tái định cư phải gắn liền với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội như đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm tốt hơn, hoặc phục hồi thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân sau khi di dời.

Do đó, công tác tái định cư cần phân tích, dự báo nhu cầu một cách chính xác cũng như khả năng đáp ứng của nguồn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại phục vụ nhu cầu tái định cư của người dân; có biện pháp sử dụng hiệu quả quỹ nhà tái định cư, phân bổ hợp lý.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia về bất động sản cho biết, để cải thiện chất lượng nguồn cung nhà ở tái định cư, cần phải xã hội hóa việc phát triển nhà ở tái định cư. Trong đó, việc xây dựng nhà ở tái định cư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (dự án BT) được coi là một trong nhiều giải pháp ưu việt và thu hút được sự quan tâm, vào cuộc nhiều hơn của doanh nghiệp.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị rà soát việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư trên địa bàn tính đến tháng 5.2022. Trong báo cáo cần cụ thể một số nội dung như số lượng nhà ở tái định cư đã đầu tư xây dựng, việc bố trí, quản lý sử dụng nhà ở...

Chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội: Bộ Xây dựng nói gì?

CAO NGUYÊN |

Hà Nội - Việc chuyển đổi nhà tái định cư sang làm nhà ở xã hội (NƠXH) đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp bất động sản quan tâm.

Thang máy nhà tái định cư: Chất lượng thấp - trách nhiệm thuộc về ai?

Tùng Linh |

Việc liên tiếp xảy ra sự cố thang máy tại công trình cao tầng đã làm không ít người lo ngại về sự an toàn đối với thang máy. Để hạn chế các tình huống tương tự, nhiều người quan tâm đến câu hỏi ai, tổ chức nào chịu trách nhiệm khi xảy ra các sự cố.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.