Gỡ nút thắt cho thị trường vốn bất động sản

Trà My |

Tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện Ngân hàng Nhà nước quy định hệ số rủi ro là 200% đối với những khoản cho vay kinh doanh bất động sản. Tín dụng chỉ là một kênh vốn phát triển thị trường bất động sản. Phát triển thị trường bất động sản cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vốn FDI, vốn tư nhân...

 Vốn cho thị trường bất động sản

Tháo nút thắt tín dụng cho thị trường bất động sản là một trong những trọng tâm đáng chú ý trong phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh các doanh nghiệp có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt, đáp ứng các điều kiện thì cần tạo điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển dự án bất động sản, góp phần tăng nguồn cung. Ông cũng lưu ý đặc biệt ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Phát triển bất động sản được coi là có tác động rất mạnh lan tỏa nhanh trong nội ngành và sang rất nhiều ngành khác, qua đó thúc đẩy nhanh tăng trưởng việc làm và thu nhập.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế cho rằng “Vai trò thu hút vốn của thị trường bất động sản rất quan trọng bởi nó liên quan đến khoảng 35 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Năm 2021, ngành kinh doanh BĐS đóng góp 3,58% GDP; xây dựng 5,95%. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, kinh doanh BĐS đóng góp 3,32% GDP; xây dựng 5,44% GDP”.

Hiện tại, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đối với những khoản cho vay kinh doanh bất động sản, hệ số rủi ro là 200%.  Đối với những khoản cho vay mua nhà có giá trị trên 4 tỷ đồng sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 150%. Trong khi đó, đối với những khoản cho vay nhà ở dưới 1,5 tỉ đồng thì áp dụng hệ số rủi ro dưới 50%.

“Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi, tín dụng đối với bất động sản thường dài hạn và với số tiền rất lớn, trong khi đặc tính huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn. Cho nên, khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, nếu các tổ chức tín dụng không kiểm soát tốt sẽ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản. Hệ số rủi ro dưới 50% áp dụng đối với những khoản cho vay nhà ở dưới 1,5 tỉ đồng cho thấy chính sách của Ngân hàng Nhà nước hướng đến là ưu tiên cấp tín dụng cho những khoản cho vay nhà ở phân khúc dành cho người thu nhập thấp”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định.

Không nên dựa vào một mình tín dụng ngân hàng

Xu hướng tăng lãi suất huy động đang tạo áp lực tăng lãi suất cho vay tín dụng bất động sản, đồng nghĩa với cơ hội và điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư bất động sản cũng trở nên hẹp và đắt đỏ hơn.

Bàn về nguồn vốn cho thị trường bất động sản, TS Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia kinh tế cho rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới, vốn của thị trường bất động sản nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung đến từ ba nguồn chính: Tín dụng ngân hàng; trái phiếu doanh nghiệp; vốn cổ phần hoặc từ thị trường cổ phiếu.

Cùng quan điểm trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Tín dụng chỉ là một kênh vốn phát triển thị trường bất động sản. Phát triển thị trường bất động sản cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh khác nhau, như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân”.

Thống đốc nhấn mạnh và cho biết, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống, việc mở rộng tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. Chính vì vậy điều hành tín dụng cũng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng.

Đối với tín dụng cho nhà ở xã hội, Thống đốc cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP và năm 2021 đã bổ sung bằng Nghị định 49/2021/NĐ-CP, trong đó giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay nhà ở xã hội và các TCTD được chỉ định. Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân với doanh số 10.584 tỉ đồng, dư nợ đến 30.9 là 9.147 tỉ đồng. Đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định, hiện nay chưa giải ngân được bởi tiền cấp bù lãi suất chưa được bố trí nên chưa thực hiện cho vay.

3 giải pháp căn cơ để khơi thông dòng vốn tín dụng bất động sản

Thứ nhất, lành mạnh hóa tín dụng bất động sản. Ngày 29/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, theo đó Thủ tướng yêu cầu bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường; kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự.

Thứ hai, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng.

Thứ ba, đa dạng hóa nguồn vốn và tập trung phát triển các mô hình kinh doanh và sản phẩm bất động sản tốt. TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Đừng chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng rót vào thị trường bất động sản

Trà My |

“Tín dụng chỉ là một kênh vốn phát triển thị trường bất động sản. Phát triển thị trường bất động sản cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh khác nhau, như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Nguy cơ loạt dự án đình trệ vì doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn

CAO NGUYÊN |

Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản lớn, có năng lực tiếp cận vốn vay để phát triển các dự án vừa tạo nguồn cung mới cho thị trường, vừa giải quyết tình trạng hàng loạt dự án đang đình trệ vì thiếu vốn.

Chọn doanh nghiệp có năng lực, đưa vốn vay bất động sản về đúng mục đích

CAO NGUYÊN |

Việc nguồn vốn vào lĩnh vực bất động sản đang bị hạn chế nếu không được cải thiện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho thị trường này. Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp uy tín, có năng lực vay vốn, đồng thời kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

3 nữ doanh nhân Việt lọt top những người phụ nữ quyền lực

Thạch Lam |

Tạp chí Fortune của Mỹ công bố danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024", trong đó có ba nữ doanh nhân Việt Nam lọt top.

Ấn vàng ở Bắc Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia

Trần Tuấn |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình về việc đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Dân thiếu nước sạch, công trình cấp nước xây xong bỏ hoang

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Hàng trăm hộ dân sử dụng nước không đảm bảo sức khỏe, trong khi đó công trình cấp nước hàng chục tỉ đồng xây dang dở rồi bị bỏ hoang.

34 hộ dân chưa giao mặt bằng để mở rộng đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Theo UBND quận Thanh Xuân, đến nay còn 34 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng để mở rộng đường Nguyễn Tuân.

Đừng chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng rót vào thị trường bất động sản

Trà My |

“Tín dụng chỉ là một kênh vốn phát triển thị trường bất động sản. Phát triển thị trường bất động sản cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh khác nhau, như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Nguy cơ loạt dự án đình trệ vì doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn

CAO NGUYÊN |

Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản lớn, có năng lực tiếp cận vốn vay để phát triển các dự án vừa tạo nguồn cung mới cho thị trường, vừa giải quyết tình trạng hàng loạt dự án đang đình trệ vì thiếu vốn.

Chọn doanh nghiệp có năng lực, đưa vốn vay bất động sản về đúng mục đích

CAO NGUYÊN |

Việc nguồn vốn vào lĩnh vực bất động sản đang bị hạn chế nếu không được cải thiện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho thị trường này. Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp uy tín, có năng lực vay vốn, đồng thời kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích.