Mất tiền vì chạy theo mô hình đầu tư nhà trọ lãi suất cao ngất

Gia Miêu |

Nghe theo lời quảng cáo mô hình đầu tư nhà trọ cho thuê được trả mức lãi suất khá cao giờ đây nhiều người dân lâm vào tình cảnh không nhận được tiền lãi mà tiền đầu tư cũng có nguy cơ mất trắng.

Phản ánh đến phóng viên Báo Lao Động, các nhà đầu tư cho biết, từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021, họ có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh về việc xây dựng nhà trọ cho thuê ngắn hạn với Công ty nhà Tiến Phát có trụ sở tại quận Gò Vấp theo mô hình hợp tác đầu tư xây dựng kinh doanh nhà trọ dành cho công nhân và người có thu nhập thấp ở TPHCM, Long An, Bình Dương, Bình Phước.

Theo lời giới thiệu, các nhà đầu tư chỉ cần bỏ vốn từ 40 - 50 triệu đồng sẽ được đầu tư tương ứng 1 phòng trọ cho thuê, sau đó công ty sẽ chi trả lợi nhuận 1,2 triệu đồng/tháng trong suốt 30 tháng, sau đó công ty sẽ hoàn vốn, tính trung bình lợi nhuận khoảng 28,8% - 36%/năm.

Ông Phạm T., một nhà đầu tư cho hay, tháng 10.2020, ông ký hợp đồng đầu tư xây dựng nhà trọ cho thuê ngắn hạn với Công ty nhà Tiến Phát, số lượng 40 phòng trọ, giá trị hợp đồng là 1,6 tỉ đồng.

Các phòng trọ này được chủ đầu tư nói là dành cho công nhân và người có thu nhập thấp thuê tại địa bàn huyện Hóc Môn, TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Long An, Bình Phước.

Một mô hình nhà trọ do công ty Tiến Phát quảng cáo gửi đến nhà đầu tư. Ảnh: nguồn từ bạn đọc cung cấp
Một mô hình nhà trọ do Công ty Tiến Phát quảng cáo gửi đến nhà đầu tư. Ảnh: nguồn từ bạn đọc cung cấp

Công ty nhà Tiến Phát cam kết cứ mỗi phòng trọ, hằng tháng khách hàng sẽ được nhận lợi nhuận khoán 1,2 triệu đồng (tương đương 3%/tháng và 36%/năm).

Sau khi ký hợp đồng, Công ty Tiến Phát thanh toán lãi cho ông được khoảng 9 tháng thì không thấy nữa, khiếu nại thì Công ty Tiến Phát viện lý do dịch bệnh nên trì hoãn và sau đó ông không còn liên lạc được.

Nhiều nhà đầu tư khác cho biết, họ bỏ ra số tiền cũng gần 250 triệu đồng để đầu tư và chỉ được công ty trả lãi vài tháng rồi sau đó hầu như không còn có thể liên lạc được.

Tìm hiểu thì các nhà đầu tư mới phát hiện cách đầu tư của Công ty nhà Tiến Phát theo kiểu lấy tiền người sau trả cho người trước, chứ không đầu tư xây dựng số phòng trọ như cam kết trong hợp đồng, số lợi nhuận công ty trả cũng giảm 50% so với thời gian đầu.

Qua thống kê chưa đầy đủ đã có khoảng 200 người rơi vào tình cảnh giống nhau với số tiền đã đóng vào Công ty nhà Tiến Phát hàng chục tỉ đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động thì khoảng từ tháng 5.2022, lần lượt các thành viên trong Ban Giám đốc, Ban Kế toán, Kinh doanh... đồng loạt mất liên lạc.

Và Công ty nhà Tiến Phát cũng thông báo mất khả năng tài chính và đóng cửa doanh nghiệp tại quận Gò Vấp từ tháng 5.2022.  Các nhà đầu tư gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Cơ quan điều tra Công an TPHCM đã tiến hành xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Kinh doanh giải pháp nhà Tiến Phát”.

Thông tin điều tra ban đầu cho thấy, công ty này đã "vẽ" ra 29 dự án với hàng trăm phòng trọ rải rác tại TPHCM, Bình Dương, Long An, Bình Phước… để kêu gọi đầu tư với mức trả lợi nhuận cao ngất ngưởng lên đến 36%/năm.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Nhã (Văn phòng luật DBS), mô hình góp vốn đầu tư theo kiểu như trên có quá nhiều bất ổn. Phải đặt câu hỏi tại sao lại tập trung vào nhà đầu tư nhỏ, lẻ, trong khi tỉ suất sinh lời 36%/năm quá hấp dẫn?

Nhà đầu tư sở hữu phòng trọ trong 30 tháng nhưng không có hành lang pháp lý nào xác nhận các tài sản này thuộc quyền sở hữu của họ.

"Đặc biết, các doanh nghiệp trên còn có dấu hiệu vi phạm về huy động vốn. Theo quy định, chỉ có ngân hàng, tổ chức tài chính mới có chức năng huy động vốn và cho vay", luật sư Nguyễn Thanh Nhã cho biết.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Sau phản ánh của Lao Động về tái diễn bán nhà ở xã hội 2 giá: Cần xác định trách nhiệm từng chủ đầu tư

Trần Tuấn |

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh yêu cầu chủ đầu tư hai dự án nhà ở xã hội báo cáo làm rõ nội dung phản ánh của Báo Lao Động việc tái diễn bán nhà ở xã hội 2 giá.

Khu công nghệ cao 5 năm chưa hoạt động vì tên gọi: Đã đầu tư trên 300 tỉ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngay sau khi thành lập, Khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu có 30 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với số vốn đăng ký trên 2.600 tỉ đồng. Hiện tại, Hội đồng tuyển chọn được 9 doanh nghiệp, nhưng tất cả đều không thể hoạt động gì vì vướng thủ tục.

Mạo danh quỹ đầu tư nước ngoài để lừa đảo đầu tư qua mạng xã hội

Gia Miêu |

Nhiều người dân tham gia các kênh đầu tư trên mạng xã hội đã bị lừa đảo với thủ đoạn mạo danh tên của một số quỹ đầu tư ngoại ở Việt Nam và kêu gọi đầu tư qua các ứng dụng trên mạng với lời hứa lãi suất cao.

Doanh nghiệp khởi kiện vụ kê biên thiếu hơn 40 tỉ đồng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Không chấp nhận quá trình kê biên, bán đấu giá tài sản do bị thiếu hơn 40 tỉ đồng nên doanh nghiệp đã gửi đơn khởi kiện, đề nghị tòa án phân xử.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.

Nhiều mặt hàng tỉ USD của Việt Nam băng băng sang đất Mỹ

Cường Ngô |

Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt 87,7 tỉ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu, nhập khẩu.

Trương Mỹ Lan khóc và nói sẽ trả tiền cho trái chủ

NHÓM PV |

TPHCM - Tại phiên tòa chiều 23.9, Trương Mỹ Lan bật khóc và hứa sẽ ưu tiên lấy tài sản của mình khắc phục cho các trái chủ.

BTC cuộc thi hoa hậu xin lỗi vì phát ngôn "vui mừng đón bão"

ĐÔNG DU |

Sau khi bị khán giả chỉ trích về phát ngôn tranh cãi, Trưởng Ban tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2024 Phạm Duy Khánh đã xin lỗi.