Nguy cơ dôi dư trụ sở đất vàng sau sáp nhập xã, phường Hà Nội

Thu Giang - Lê Tâm |

Nhiều trụ sở, tài sản công nằm ở trung tâm Hà Nội có nguy cơ dôi dư nếu không được sử dụng hợp lý sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Thống kê của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2023-2025, thành phố hiện có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập do không đủ tiêu chí về diện tích, dân số.

Tại phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, TP Hà Nội sẽ nhập 6 phường của quận Đống Đa thành 4 phường, nhập 7 phường của quận Hai Bà Trưng thành 4 phường.

Ở quận Thanh Xuân, sẽ nhập 4 phường của quận thành 2 phường như nhập phường Thanh Xuân Bắc và phường Thanh Xuân Nam, nhập phường Hạ Đình và phường Kim Giang thành đơn vị hành chính mới...

TP Hà Nội dự kiến nhập phường Hạ Đình và phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) thành đơn vị hành chính mới. Trong ảnh là Nhà văn hóa phường Hạ Đình. Ảnh: Lê Tâm
TP Hà Nội dự kiến nhập phường Hạ Đình và phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) thành đơn vị hành chính mới. Trong ảnh là Nhà văn hóa phường Hạ Đình. Ảnh: Lê Tâm

Trao đổi với PV Lao Động chiều ngày 7.12, bà Lê Thị Hoa (sinh sống ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, việc sáp nhập các xã, phường tại TP Hà Nội sẽ giúp cho bộ máy quản lý hành chính tinh gọn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người dân như bà Hoa lo lắng là sau khi sáp nhập giữa phường Hạ Đình và phường Kim Giang thành đơn vị hành chính mới, các trụ sở, tài sản công này sẽ được phân bổ, sử dụng như thế nào cho hợp lý, tránh lãng phí.

"Nhiều tỉnh thành lân cận Hà Nội trước đó sau khi sáp nhập hành chính đã dôi dư không ít tài sản công. Đặc biệt, dù các trụ sở hành chính được đầu tư tiền tỉ nhưng không được sử dụng mà bỏ hoang, xuống cấp, rất lãng phí" - bà Hoa nói.

Tương tự, anh Lê Văn Kiên (sinh sống ở phường Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) thông tin, dù ủng hộ việc sáp nhập đơn vị hành chính các xã, phường nhưng nhiều người dân như anh Kiên đều mong rằng, các phương án tổ chức, sáp nhập này sẽ rõ ràng hơn để bà con nhân dân ai cũng nắm bắt được.

Theo anh Kiên, sau khi sáp nhập, trụ sở nào được giữ lại sử dụng, công trình nào có thể chuyển đổi công năng để tránh lãng phí, cũng phải có phương án cụ thể, được công bố công khai.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, diễn ra sáng 6.11.2023, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên) cho biết, trong thời gian qua và sắp tới đây, nhiều huyện, xã trên cả nước đã và sẽ được chia tách, sáp nhập.

Tuy nhiên, việc xử lý nhà đất khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn chậm, nhiều trụ sở hành chính còn bỏ trống trong khi còn không ít cơ quan đang phải sử dụng chung nơi làm việc.

Đề cập đến nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin, đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công. Đến nay, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phân tích, khi chuyển tài sản công cho các cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau sẽ có trường hợp không có nhu cầu, khi muốn định giá để bán tài sản công thì cũng khó để tìm được cơ quan định giá.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, khi chuyển tài sản công sang mục đích khác nhằm tổ chức định giá thì những trụ sở này phải được phê duyệt lại về quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phải điều chỉnh lại quy hoạch, làm một loạt thủ tục khác gây khó trong vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng khẳng định, lĩnh vực tài sản công liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, từ cấp xã lên đến cấp Trung ương nên phạm vi quản lý rất lớn. Việc quản lý tài sản công thể hiện trách nhiệm của người được giao quản lý tài sản công đối với việc phát huy, sử dụng hiệu quả tài sản công.

Thu Giang - Lê Tâm
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh 2 trung tâm hành chính đồ sộ mới tách lại chuẩn bị sáp nhập

ĐÌNH TRỌNG |

Trong gần 10 năm tới, khi Bình Phước thực hiện nghị quyết về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, huyện Hớn Quản và Phú Riềng sẽ không còn. Đây là 2 địa phương mới được tách ra, thành lập và đang xây dựng hoàn thiện trung tâm hành chính đồ sộ.

Sau 5 năm sáp nhập, Lào Cai xin tách Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng

Bảo Nguyên |

UBND Lào Cai cho rằng, sau 5 năm sáp nhập, mô hình hoạt động của Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng vẫn chưa được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ.

Hà Nội đề xuất mức hỗ trợ cho những cán bộ xã, phường dôi dư sau sáp nhập

KHÁNH AN |

Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 tháng lương cho cán bộ, công chức cấp xã, viên chức dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Bảo hiểm bồi thường 945 triệu đồng vụ sạt lở vùi ôtô ở Cao Bằng

Lục Giang |

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã triển khai các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ khách hàng như khẩn trương giám định tổn thất, tạm ứng bồi thường cho khách hàng.

Ngó lơ cảnh báo, nhiều chủ phương tiện bị ngập gần hết xe

Thế Kỷ |

Một số đoạn đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn đang bị ngập sâu, lực lượng chức năng cảnh báo phương tiện hạn chế hoặc không đi vào.

Ukraina cạn kiệt tên lửa Storm Shadow

Cao Thảo |

Số lượng tên lửa Storm Shadow trong kho vũ khí của Ukraina đang ở mức tương đối thấp.

23 tàu du lịch vẫn ngâm nước biển vì khó tìm thợ trục vớt

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Bão Yagi nhấn chìm 27 tàu du lịch, trong đó có 25 tàu tham quan, 2 tàu lưu trú. Hầu hết các tàu hiện vẫn ngâm trong nước biển vì khó tìm thợ trục vớt.

Cựu Bí thư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận hối lộ 4 tỉ

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Nhân Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho Công ty AIC và được bà chủ doanh nghiệp này cảm ơn nhiều tỉ đồng.