1. Do bể phốt đầy
Bể phốt được xây dựng để chứa đựng chất thải. Những dấu hiệu bể phốt đầy có thể kể ra như:
- Nước bồn cầu xả xuống chậm hoặc không thoát được
- Bọt khí nổi lên gây mùi khó chịu
- Nước thải chảy ra ngoài, xung quanh khu vực hệ thống tự hoại
- Tăng nhanh nồng độ Nitrate
- Quanh điểm thoát nước thải cây cối xanh lạ thường
Gặp những dấu hiệu này có nghĩa là bạn cần giải quyết ngay, giúp hệ thống bể tự hoại hoạt động bình thường và tránh tắc bể hay mùi hôi bốc lên, trào ngược chất thải.
2. Nguyên nhân từ cống thoát nước
Cống thoát nước là lý do cơ bản thường thấy khi nhà vệ sinh có mùi dù đã cọ rửa. Thiết kế nhà vệ sinh thường có 2 cống thoát nước chính: một là ở bồn cầu, hai là thoát nước sàn.
Dù bạn dọn nhưng vẫn có thể vô tình bỏ quên hai cống này dẫn đến chất thải đọng lại và thành cặn, mảng bám. Từ đó sẽ sinh sôi vi khuẩn và gây mùi hôi khó chịu cho nhà vệ sinh. Cách giải quyết là bạn cần lau sạch bằng những chất tẩy rửa chuyên dụng
Bên cạnh đó rác thải như bùn đất, tóc, vỏ dầu gội... vô tình bị trôi vào và đọng lại. Sau một thời gian khó phân hủy sẽ sinh ra mùi hôi. Bạn cần mua bột thông cống chuyên dụng để xử lý tình trạng này.
3. Lắp đặt sai kỹ thuật
Nghe có vẻ không hợp lý nhưng có không ít trường hợp như này xảy ra. Nguyên nhân là do thợ lắp đặt ống sai cách, dẫn đến khí không thoát được, xông ngược lên lại bề mặt. Trường hợp này thì bạn không thể tự giải quyết mà chỉ có cách là gọi thợ chuyên môn đến hỗ trợ.
4. Gợi ý những cách giải quyết mùi hôi nhà vệ sinh
- Dọn sạch sẽ tất cả các ngóc ngách
- Thông bể phốt thường xuyên
- Đều đặn dùng bột thông cống để giữ cho đường ống không bị tắc. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sẽ khiến cho những vi khuẩn có lợi cho việc phân giải chết hết.
- Khi không sử dụng bồn cầu cần đậy nắp lại
- Trồng cây tại cửa sổ nhà vệ sinh (nếu có) để thông thoáng và làm tươi mới không gian
- Sử dụng sáp hương, bột cafe, tinh dầu sả...