Thị trường đìu hiu, văn phòng bất động sản thành chỗ bán trà đá

CAO NGUYÊN |

Tại nhiều văn phòng môi giới bất động sản ở Hà Nội không còn cảnh tấp nập, nhộn nhịp mời chào mua nhà, đất nền như trước đây. Có văn phòng trước môi giới nhà, nay đã thành nơi kinh doanh tạp hóa, bán trà đá.

Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang trong giai đoạn khó khăn và ảm đạm thể hiện rõ nét qua các con số. Cụ thể báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào giao dịch, bằng 20% so với năm 2019. Tỉ lệ hấp thụ đạt mức thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay, khoảng 30%.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận rằng thị trường bất động sản thời gian tới sẽ vẫn gặp khó. Để thị trường được cải thiện, ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Khi thị trường ảm đạm, không còn “sốt đất”, giao dịch ít đi khiến các văn phòng môi giới, nhân viên môi giới bị nản chí, đóng cửa, bỏ nghề.

Nhiều văn phòng môi giới bất động sản đìu hiu, không có khách giao dịch. Ảnh Cao Nguyên.
Nhiều văn phòng môi giới BĐS  trong tình trạng ít khách giao dịch. Ảnh Cao Nguyên.

Ghi nhận trên nhiều địa điểm của Hà Nội cho thấy rõ sự đìu hiu của các văn phòng môi giới BĐS. Không còn cảnh tấp nập, nhộn nhịp mời chào mua nhà, đất nền như thời điểm trước, các văn phòng giao dịch nhà đất tự phát “rủ nhau” đóng cửa...

Một số quận, huyện ngoại thành Hà Nội như: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Hoài Đức… từng nhan nhản sàn giao dịch tự phát nhưng đến nay đã đóng kín cửa. Chỉ riêng trong khu đô thị Vân Canh hay như khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức) từ hàng chục điểm tư vấn nhà đất, giờ chỉ còn một sàn giao dịch hoạt động èo uột.

"Không có khách mua và cũng không có người bán, trong khi giá nhà đất thì vẫn cứ tăng nên anh em môi giới phải xoay sang nghề khác đợi khi nào thị trường nóng mới tiếp tục hoạt động trở lại. Nhiều nơi, từ văn phòng chốt đơn hàng ngày giờ chuyển qua kinh doanh trà đá là chính…", anh Hùng - một môi giới tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức cho biết.

Một số văn phòng môi giới đóng cửa. Ảnh Cao Nguyên.
Một số văn phòng môi giới trong tình trạng đóng cửa. Ảnh Cao Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết, cơ cấu sản phẩm của BĐS cũng đang có những dấu hiệu của sự bất hợp lý, không phù hợp nhu cầu thực của số đông thị trường. Đặc biệt, số lượng hàng tồn kho trên thị trường chủ yếu đến từ BĐS cao cấp.

Ông Đính nhận định, giá nhà, đất hiện tại đang bị đẩy lên quá cao, bỏ xa khả năng thanh toán của người dân.

Trước tình trạng khó khăn như hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng, hoãn nhiều dự án đang triển khai, cho nhân viên nghỉ việc bớt, để giảm áp lực tài chính.

Một số sàn môi giới bất động sản chuyển sang kinh doanh trà đá, tạp hóa. Ảnh Cao Nguyên.
Một số sàn môi giới bất động sản thành nơi bán hàng tạp hóa, bên ngoài bán trà đá. Ảnh Cao Nguyên.

Đáng chú ý, theo thống kê của VARS, trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc, hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống. Trong tình cảnh hiện tại, nhiều dự án đang triển khai phải tạm dừng, nhân viên môi giới BĐS phải nghỉ việc bớt để giảm áp lực tài chính cho công ty.

Trong khi đó, nhiều môi giới cho biết, vài tháng qua, thị trường hầu như không có giao dịch thực nên họ phải chịu lỗ với các khoản chi phí quảng cáo đã đổ ra. Quá chán nản, nên nhiều người đã bỏ nghề; đội, nhóm tan rã.

 
Nhân viên môi giới nghỉ việc, sàn giao dịch đóng cửa. Ảnh Cao Nguyên.

Tuy nhiên, nhiều môi giới lâu năm cho biết, số đông đồng nghiệp bỏ nghề là nhân sự mới, chưa gắn bó lâu với nghề và chưa thể nắm bắt, dự đoán được các biến cố của thị trường. Vì thế, khi thị trường đi xuống là họ lại chuyển sang ngành khác để kiếm sống.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Nên cởi trói room tín dụng ngành bất động sản

Đức Mạnh |

Các chuyên gia cho rằng, "cởi trói" room tín dụng với ngành bất động sản sẽ góp phần gỡ nghẽn dòng tiền hiện nay. Bởi khi ngành bất động sản tiếp cận vốn khó khăn sẽ kéo theo nhiều ngành khác liên quan.

Còng lưng trả nợ vì vay lãi buôn bất động sản lướt sóng

Vân Trường - Tiến Phát |

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại khiến nhiều nhà đầu tư vỡ mộng vì trót vay vốn ngân hàng hoặc vay lãi bên ngoài để lướt sóng theo cơn sốt đất.

Thủ tướng lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản

CAO NGUYÊN |

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác nhằm rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.