5 điều kiêng kị tuyệt đối không được làm vào ngày ông Công ông Táo

Hải Ngọc |

Đưa ông Công ông Táo về trời là phong tục tâm linh quan trọng , theo quan niệm dân guan, khi cúng cần lưu ý những điều kiêng kị sau đây:

Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Có một điều cần phải nhớ trong ngày này đó là không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 bởi sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Công ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Công ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Những món kiêng dâng cúng

Về cỗ cúng ông Công ông Táo thì tùy thuộc vào điều kiện, gia chủ có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay gồm có cau trầu, nước và hoa quả. Lễ mặn gồm giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác.

Tuy nhiên, có một số loại thịt cần kiêng không đem cúng như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó...

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cũng phải được chuẩn bị tươm tất. Ảnh: GG

Đặt mâm lễ tùy tiện

Nếu gia chủ có ban thờ Táo Quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công ông Táo thì phải chú ý điều này.

Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.

Không cầu xin tài lộc, sung túc

Có rất nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.

Không thả cá chép từ trên cao xuống

Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.

Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Tiểu thương không dám "ôm hàng" Tết ông Công ông Táo

Ngọc Lê |

Tết ông Công ông Táo năm nay diễn ra trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính vì vậy các tiểu thương không dám nhập nhiều hàng về để bán.

Cá chép đỏ Thủy Trầm lũ lượt "vượt bể" tiễn ông Công, ông Táo

Tú Quỳnh |

Những mẻ cá chép đỏ Thủy Trầm đang được người nuôi xuất bán rầm rộ từ 19 tháng Chạp âm lịch, phục vụ Tết ông Công, ông Táo vào vài ngày tới.

Phú Thọ: Nhiều người ngã giàn giáo khi đang thi công công trình

Vân Tiến |

Ngày 31.1, lãnh đạo phường Gia Cẩm (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ sập giàn giáo khiến nhiều người bị thương.

Lào Cai thông tin về nhu cầu, đầu mối hỗ trợ bà con vùng lũ

Bảo Nguyên |

Tỉnh Lào Cai vừa thông tin cụ thể về nhu cầu hỗ trợ người dân vùng lũ và đầu mối tiếp nhận cứu trợ của các huyện, thị xã trên địa bàn.

Dân phố cổ Hội An chưa mặn mà đón khách thuê homestay

Hoàng Bin |

Sau hơn 4 tháng thí điểm mô hình đón khách lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ Hội An, chỉ có 1 hộ dân đăng ký loại hình này.

Ứng phó áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Phan Anh |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa phát đi công điện về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bắt nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm

HOÀI THANH |

Cơ quan chức năng vừa bắt nguyên Trưởng phòng và một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) để phục vụ công tác điều tra.

Bão số 3 Yagi - cơn bão khác thường mạnh nhất châu Á năm nay

Thanh Hà |

Bão Yagi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia, bao gồm Philippines, Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan, Việt Nam.