Tham khảo văn khấn cúng Giao thừa theo phong tục truyền thống

Hải Ngọc |

Lễ cúng Giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch – tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo.

Ý nghĩa của lễ giao thừa

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Bên cạnh việc cúng Giao thừa trong nhà, người Việt thường bày mâm cỗ để cúng Giao thừa ngoài trời.

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng, cúng giao thừa là nghi lễ thiêng liêng của người Việt Nam trước khi bắt đầu Tết Nguyên Đán. Một năm sẽ bắt đầu vào lúc giao thừa và lại kết thúc vào lúc giao thừa năm sau.

Người người Việt thường làm mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời để tiễn vị quan Hành khiển của năm cũ và nghênh đón vị quan hành khiển của năm mới.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời thường gồm có: Hương (nhang)- 3 cây nhang to, hoa tươi, đèn nến, trầu cau, mũ thần linh, rượu và mâm lễ mặn với thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Nếu không có sân thì đặt ở giữa nhà hoặc có thể làm lễ trên sân thượng, ban công.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án.

Mỗi gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên vào thời khắc giao thừa. Ảnh: Song Hà
Mỗi gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên vào thời khắc giao thừa. Ảnh: Song Hà

Lễ cúng Giao thừa được tiến hành vào lúc nào?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), trong đêm giao thừa, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng đặt lên ban thờ tổ tiên. Việc cúng lễ Giao thừa thường được coi trọng và chuẩn bị cầu kỳ.

Cúng Giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ cúng giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Văn khấn lễ giao thừa

Lễ đón Giao thừa là nghi lễ rất quan trọng trong ngày cuối năm. Sách “Tục thờ cúng của người Việt” do tác giả Bùi Xuân Mỹ biên soạn, nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành có ghi lại ý nghĩa và lời văn khấn.

Văn khấn lễ Giao thừa như sau:

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Lạy chín phương trời, mười phương đất

Lạy chư Phật mười phương

Lạy đương niên thiên quan……. năm…….

Lạy: Đông phương thanh đế, Bắc phương Hắc đế, Nam phương Hồng đế, Tây phương Bạch đế.

Lạy Đông trù tư mệnh, Táo phủ thần quân, Long mạch, Thổ thần, cập thổ chư vị thần tài mở bái.

Tín chủ tên là……..

Cùng với toàn gia (vợ, con, cháu…)

Ngụ tại: thôn…. xã….. huyện…. tỉnh…. nước Việt Nam.

Lòng thành sắm lễ

Hương, đăng, trà, quả

Tiền vàng, cánh sớ

Phẩm vật chi nghi

Nhân phút thiêng liêng Giao thừa đã tới

Pháo nổ vang lừng đón tiết đầu Xuân

Cầu mong vạn lượng canh tân

Tam dương khai thái cung trần lễ nghi

Nguyện tôn thần phù trì bảo hộ

Cầu anh linh Tiên tổ lưu ân

Ban cho con cháu hạ trần

Anh linh khang thái, muôn phần tốt tươi

Thiều quang chiếu rọi sáng ngời

Đầu năm chí cuối mọi người đều an

Có được sức khỏe lâu bền

Tu tà, tích đước được nên danh phần

Bốn mùa Thu, Hạ, Đông, Xuân

Làm ăn phát đạt, bớt phần nguy nan

Những điều tai vạ trái ngang

Ơn trời phù hộ tiêu tan tức thì

Điều lành mang đến, điều dữ bỏ đi

Dám xin sám hối, bù trì cho con

Một long theo đạo sắt son

Sống trên dương thế để còn tu tâm.

Nam mô a di đà Phật (3 lần).

Sau khi làm lễ dâng hương ngoài trời xong gia chủ làm lễ cúng gia tiên trước bàn thờ tổ tiên.

Lời khấn như sau:

Việt Nam….. tháng….. ngày Trừ tịch nam…….. Tự tôn là…….. thừa mệnh thân phụ cùng vợ là………. và các con cháu trai gái sửa soạn cỗ bàn, trầu rượu, hoa quả, kính dâng lên:

Chư vị tổ tiên trong nhà

Ông nội là………. hiệu…….. phủ quân. Bà nội là…….. công Chánh thất.

Cha là……….. hiệu phủ quân. Mẹ là……… công Chánh thất.

Kính thưa rằng:

Nay theo vận luật, tống cựu nghinh tân, giờ Tý đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng Nguyên đán.

Cháu con tưởng niệm, nội ngoại tổ tiên, kính cẩn dâng lên, lễ nghi vật phẩm.

Cúi xin chứng giám, biểu lộ lòng thành, thỉnh các tiên linh, cùng về hâm hưởng.

Tôn linh tại thượng, phù hộ độ trì, năm mới mọi bề, bình an khang thái.

Cẩn cáo.

Như vậy trên đây là những trình bày sơ lược về ý nghĩa, cách thực hành và lời cúng trong lễ tất niên và đón Giao thừa.

Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Cùng mẹ đảm Hà Nội trổ tài làm gà cúng đẹp, đúng chuẩn đón giao thừa

Minh Hà - Dương Anh |

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao để đón chào một năm mới với nhiều mong đợi khác nhau. Vào thời điểm này nhiều người thường chuẩn bị những món đồ cúng hấp dẫn và món không thể thiếu chính là gà. Chị Thơm Nguyễn - một mẹ đảm Hà Nội sẽ hướng dẫn chi tiết món gà ủ muối cánh tiên đẹp, đúng chuẩn để cúng giao thừa.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.