Chật vật mưu sinh ở độ tuổi trung niên

Phương Ngân - Anh Tú |

Nhiều người lao động ở độ tuổi trung niên đang chật vật kiếm sống tại TP Hồ Chí Minh. Trong số họ, có người vì thu nhập ở công ty cũ không đảm bảo cuộc sống nên chủ động nghỉ việc; số khác thì thuộc diện bị cắt giảm.  

Xin việc nhiều nơi không được

Chị Trần Mỹ Kim (44 tuổi), từng là công nhân tại Công ty TNHH Tỷ Hùng (Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh). Ngày 1.12.2022, chị Kim cùng hơn 1.100 công nhân khác chính thức bị chấm dứt hợp đồng lao động. Một số người bị cắt giảm đã xin được công việc mới, một số người đã khăn gói về quê sinh sống. Còn với chị Kim, vốn sinh ra tại TP Hồ Chí Minh, nhưng hoàn cảnh khó khăn, chị cũng phải ở trọ như bao người lao động nhập cư. Cái khó hơn của chị là không có quê để về.

Chị Kim thuê trọ tại Quận 8, sống cùng chồng và đứa con gái nhỏ. Hai đứa con lớn của chị, cũng hiểu hoàn cảnh gia đình nên tự bươn chải kiếm sống và thuê phòng trọ riêng.

Trước đây, khi còn làm ở công ty cũ, thu nhập mỗi tháng của chị Kim được hơn 6 triệu đồng. Từ ngày mất việc, chị đã đi xin việc nhiều nơi nhưng đều bị từ chối vì lớn tuổi. Hàng ngày chị đi khắp nơi tìm việc, ai thuê gì làm đó, nhưng công việc bấp bênh.

“Từ khi mất việc, tôi cứ chạy ngoài đường, ai kêu gì làm đó. Thấy tôi không có việc, một chị ở gần nhà thuê tôi dọn dẹp, tuần làm 1 lần được 200.000 đồng. Mới đây, tôi xin vào làm cùng công ty với chồng, nhưng công ty tư nhân không có đóng bảo hiểm và ít việc. Tuần hai vợ chồng làm có 2-3 ngày nên thu nhập không đủ xoay xở” - chị Kim nói.

Chị Kim mong muốn xin được công việc ổn định và có thể tiếp tục tham gia BHXH, nhưng hiện nay, đa phần các công ty đều tuyển dụng lao động trẻ.

“Tôi xin vào công ty làm nhưng người ta chỉ tuyển độ tuổi từ 18-35, còn tôi quá tuổi, đến nộp hồ sơ thì người ta bảo đã tuyển đủ người nên đành đi về. Tôi cũng không dám xin việc ở xa vì con tôi đi học ở đây, mỗi ngày tôi phải đưa đón. Giờ cả tuần hai vợ chồng chỉ kiếm được khoảng 2 triệu đồng đâu đủ xoay xở. Từ tiền trọ, sữa cho con, tiền ăn uống, đi học của con, khổ lắm… Tôi chỉ mong sao kiếm được công việc ổn định để lo cho cuộc sống hàng ngày” - chị Kim chia sẻ.

Thu nhập không đủ lo cho cuộc sống

Tháng 11.2022, chị Nguyễn Thị Chi (51 tuổi, quê Cần Thơ), quyết định xin nghỉ việc ở công ty đã gắn bó 10 năm để đi tìm công việc mới. Chị Chi chia sẻ, từ sau dịch, công ty làm ăn khó khăn, việc cũng ít đi, công nhân bị giảm giờ làm, giảm thu nhập. Thu nhập giảm không đủ chi tiêu cho cuộc sống nên chị quyết định xin nghỉ để đi tìm công việc mới.

Nếu như trước kia công việc ổn định, một tháng chị Chi nhận được 6-7 triệu đồng, thì khi công việc khó khăn, trung bình một tháng chị chỉ nhận được khoảng 4 triệu đồng.

“Công việc khó khăn, Một tuần tôi chỉ làm được 4-5 ngày, thu nhập cũng bị giảm theo. Mỗi kỳ lương (nửa tháng) tôi chỉ lãnh được 1,8 triệu-2 triệu đồng, mà cả hai vợ chồng đều như vậy thì làm sao sống nổi. Do đó, tôi chấp nhận bỏ tiền Tết xin nghỉ để đi qua nơi khác làm” - chị Chi kể.

Lớn tuổi, không có tay nghề, khi nghỉ việc ở công ty cũ, chị Chi xin vào làm tạp vụ tại một công ty gần nơi ở với thu nhập 6 triệu đồng/tháng.

Mỗi tháng, hai vợ chồng chị phải chi các khoản như: nhà trọ, tiền ăn uống, đi lại và gửi về phụ giúp con ở quê. Để có thể đủ tiền chi tiêu, chị Chi cùng chồng phải thắt lưng buộc bụng.

“Hơn 10 năm lên TP Hồ Chí Minh, chưa bao giờ tôi thấy khó khăn đến vậy. Để đủ chi tiêu với số tiền lương ít ỏi, hai vợ chồng tôi không dám ăn bên ngoài. Sáng hai vợ chồng nấu cơm ăn rồi đi làm, trưa tôi ăn cơm ở công ty, còn chồng về nhà ăn cơm để tiết kiệm chi phí. Hiện giờ, đến cả những người lao động trẻ xa quê còn phải chật vật chuyện cơm áo gạo tiền, thì với những người mất việc ở độ tuổi trung niên như tôi càng khó khăn gấp bội’ - chị Chi chia sẻ.

Phương Ngân - Anh Tú 
TIN LIÊN QUAN

Nhân viên bảo vệ khu chung cư: Chịu nhiều áp lực để mưu sinh

Phương Trang |

Bảo vệ chung cư cũng có nhiều áp lực, nỗi niềm khó nói thành lời. Họ luôn phải cẩn trọng từng lời nói, cử chỉ để không làm phật lòng cư dân. Nhiều bảo vệ bị đuổi việc chỉ vì cư dân không hài lòng.

Nhọc nhằn mưu sinh trong bãi rác rộng 26 ha của TP.Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bãi rác Bình Tú rộng hơn 26 ha là nơi tập kết rác thải sinh hoạt của toàn TP.Phan Thiết, Bình Thuận. Mỗi ngày hàng trăm tấn rác đổ trực tiếp xuống các hố đào đã đầy và đốt cháy lộ thiên. Mùi rác thải hôi thối cộng với khói đốt rác cứ âm ỉ ngày này qua tháng khác khiến không khí lúc nào cũng ngột ngạt, thế nhưng nơi đây có khoảng 30 hộ sinh sống trong các chòi tạm dọc theo bãi rác và bới rác tìm phế liệu để mưu sinh.

Mưu sinh ở làng phế liệu lớn nhất Hải Phòng

Lương Hà |

Nhiều năm nay, người dân xa quê từ các tỉnh trên cả nước đến làng thu mua phế liệu Tràng Minh (quận Kiến An, TP Hải Phòng) làm công việc phân loại phế liệu, giúp mang lại thu nhập chính cho cuộc sống của họ.

Giấc mơ giản đơn của những phận người mưu sinh với rác

Nguyễn Linh |

Hơn 30 năm làm nghề bới rác, bà Võ Thị Thông đã dùng cả đời mình để gánh phần cực nhọc nuôi 4 con ăn học nên người.

Bà chủ Xuyên Việt Oil bị cấp dưới bớt tiền hối lộ quan chức

Việt Dũng |

Để phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu, bà chủ Xuyên Việt Oil đã chi ra hàng triệu USD hối lộ lãnh đạo bộ, ngành song một phần tiền bị cấp dưới bớt xén.

Giá cả ở Việt Nam chênh lệch thế nào trong mắt khách Tây?

Nguyễn Đạt |

Tính toán chi phí du lịch Việt Nam, khách Tây bất ngờ vì đồ ăn nhanh, cà phê khá đắt so với quê nhà, còn dịch vụ làm đẹp quá rẻ.

Dân vùng táo muối đặc sản Hải Phòng nỗ lực cứu vụ Tết

Hoàng Khôi |

Người dân vùng trồng táo muối đặc sản Hải Phòng tiếc nuối, xót xa khi hàng trăm ha táo tươi tốt, đang độ ra hoa để cho thu hoạch vụ Tết bỗng tả tơi, thiệt hại do bão.

Cầu Long Thành hoàn thành sửa chữa vượt tiến độ

MINH QUÂN |

Công tác sửa chữa khe co giãn tại cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành trước kế hoạch 4 ngày.

Nhân viên bảo vệ khu chung cư: Chịu nhiều áp lực để mưu sinh

Phương Trang |

Bảo vệ chung cư cũng có nhiều áp lực, nỗi niềm khó nói thành lời. Họ luôn phải cẩn trọng từng lời nói, cử chỉ để không làm phật lòng cư dân. Nhiều bảo vệ bị đuổi việc chỉ vì cư dân không hài lòng.

Nhọc nhằn mưu sinh trong bãi rác rộng 26 ha của TP.Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bãi rác Bình Tú rộng hơn 26 ha là nơi tập kết rác thải sinh hoạt của toàn TP.Phan Thiết, Bình Thuận. Mỗi ngày hàng trăm tấn rác đổ trực tiếp xuống các hố đào đã đầy và đốt cháy lộ thiên. Mùi rác thải hôi thối cộng với khói đốt rác cứ âm ỉ ngày này qua tháng khác khiến không khí lúc nào cũng ngột ngạt, thế nhưng nơi đây có khoảng 30 hộ sinh sống trong các chòi tạm dọc theo bãi rác và bới rác tìm phế liệu để mưu sinh.

Mưu sinh ở làng phế liệu lớn nhất Hải Phòng

Lương Hà |

Nhiều năm nay, người dân xa quê từ các tỉnh trên cả nước đến làng thu mua phế liệu Tràng Minh (quận Kiến An, TP Hải Phòng) làm công việc phân loại phế liệu, giúp mang lại thu nhập chính cho cuộc sống của họ.

Giấc mơ giản đơn của những phận người mưu sinh với rác

Nguyễn Linh |

Hơn 30 năm làm nghề bới rác, bà Võ Thị Thông đã dùng cả đời mình để gánh phần cực nhọc nuôi 4 con ăn học nên người.