Công nhân khu công nghiệp nhọc nhằn nuôi con ăn học

Tú Quỳnh - Quế Chi |

Nhiều công nhân khu công nghiệp phải chuyển công việc khác hoặc đổi ca làm việc để chăm sóc việc học hành cho con được tốt hơn.

Xin đổi ca để có thời gian chăm con

19 giờ tối, vợ vẫn chưa đi làm về, anh Bùi Văn Chung (thôn Sáp Mai, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) đang dọn bữa cơm tối. Vợ anh Chung mới hùn vốn mở cửa hàng dưỡng sinh đông y, hôm về sớm nhất là 18 giờ 30, bình thường phải hơn 21 giờ chị mới về đến nhà. Mâm cơm đặt giữa phòng trọ với vài món ăn đơn giản, riêng bát cơm của con, anh Chung “bổ sung” một vài miếng giò.

Anh Chung quê ở Thanh Hoá, bắt đầu làm CN ở KCN Thăng Long từ năm 2011. Năm 2013, anh lập gia đình, rồi sinh con. Trước đây, cả nhà 3 người ở trong một phòng trọ chật chội, ẩm thấp, xuống cấp với giá 600 nghìn đồng/tháng. Cuối năm ngoái, cực chẳng đã, anh chị chuyển lên phòng trọ mới này - nơi ở khá rộng rãi, sạch sẽ, an toàn, nhưng giá thuê khá cao, lên tới 1,5 triệu đồng/tháng.

Năm nay, cháu Tân - con anh Chung vào lớp 1. Do thời gian làm việc ở công ty chia làm 3 ca, nếu phải làm ca chiều hoặc đêm thì anh Chung không thể đón con nên anh xin đồng nghiệp đổi ca. “Rất may các đồng nghiệp đều thông cảm với hoàn cảnh của tôi nên đồng ý để tôi làm ca 1 - từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều” - anh Chung nói.

Mỗi sáng, vợ anh Chung sẽ lo đưa con đi học; chiều tối anh đón con, tắm rửa, nấu cơm, cho con ăn, dạy con học. Khi được hỏi, có nghĩ đến việc gửi con về quê, anh Chung tâm sự: “Bố mẹ tôi ở quê sức khoẻ đã yếu, lại còn phải làm việc đồng áng vất vả, tôi không muốn gửi con về vì sợ tăng thêm gánh nặng. Con tôi cũng học hơi chậm so với các bạn khác nên tôi muốn gần cháu để bảo ban cháu học tập”.

Khi chưa xảy ra dịch COVID-19, tổng thu nhập của vợ chồng anh Chung được khoảng 18 triệu đồng/tháng, từ đầu năm đến nay, anh Chung còn khoảng 7 triệu đồng/tháng, vợ anh do mới mở quán nên chưa có thu nhập. “Tiền thuê nhà là 1,5 triệu đồng/tháng; tiền điện nước 1 triệu đồng/tháng; rồi tiền ăn uống, sinh hoạt của cả nhà. Chi phí đi học của cháu gồm tiền ăn, tiền học thêm tiếng Anh lên đến khoảng 1 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, tôi gửi về quê cho bố mẹ 2 triệu đồng nữa… Tính ra, hai vợ chồng chẳng dành dụm được đồng nào” - anh Chung cho biết.

Hỏi về các khoản tiền đầu năm học mới, anh Chung cho hay mới đóng 3,2 triệu đồng cho các khoản: Quần áo, sách vở, điều hoà, máy chiếu, rèm cửa, máy đo thân nhiệt, nước rửa tay… “Hai vợ chồng muốn sinh cháu thứ 2 rồi, nhưng do kinh tế chưa ổn định nên không dám, chắc phải đợi cháu đầu 10 tuổi thì mới có cháu thứ 2 được” - anh Chung chia sẻ.

Tìm việc khác mong tương lai tốt hơn cho con

Cách đây một vài tháng, anh Vũ Hồng Hải còn làm CN tại một công ty thuộc KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Vì dịch bệnh, công ty ít tăng ca nên thu nhập của anh Hải chỉ vỏn vẹn hơn 5 triệu đồng/tháng. Vợ anh cũng là CN có mức thu nhập tương tự.

Vợ chồng anh Hải có một cậu con trai 2 tuổi năm nay đi lớp mẫu giáo nhỏ. Với thu nhập ít ỏi của cả hai vợ chồng, việc trang trải tiền phòng trọ, sinh hoạt phí, tiền sữa, bỉm cho con…, một tháng anh chị không dư được đồng nào. Bởi vậy, dù muốn cho con xuống ở cùng, đi học nhà trẻ dưới này để ngày ngày được gần bố mẹ, nhưng anh Hải bảo đó là một điều không thể. Hiện, anh chị phải gửi con ở quê nhờ bà trông nom, chi phí có rẻ hơn một chút. Hằng tuần, cứ thứ 7, chủ nhật, hai anh chị được nghỉ lại về Hòa Bình thăm con.

Nghĩ cho tương lai lâu dài sau này, vừa qua, anh Hải đã quyết định xin nghỉ việc ở công ty, chuyển sang bán hàng hải sản. Anh hy vọng thu nhập sẽ được cải thiện và thoải mái hơn về thời gian để khi nhà có việc thì có thể chạy về với con ngay, hơn nữa là để có dư dả lo cho con được học hành tử tế.

Đầu năm học này, con trai đi lớp, anh Hải đã phải đóng tiền ăn hằng tuần, trong đó có bữa chính và bữa phụ, tính ra gần 400.000 đồng/tháng. Ngoài ra còn có các khoản mua chăn, chiếu, sách tập tô, bút chì màu, khăn mặt... Anh Hải nhẩm tính, nếu con ở cùng rồi đi học ở dưới này, một tháng ít nhất cũng tiêu tốn khoảng 2,1 triệu đồng. Điều này khiến anh khá băn khoăn với dự định đưa con xuống Hà Nội. Vì vậy, vợ chồng anh đành chấp nhận cảnh xa con, chờ khi nào có điều kiện kinh tế khá hơn sẽ đoàn tụ.

Tú Quỳnh - Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Bắc Giang: Tan ca, công nhân khu công nghiệp vẫn chưa hết... khổ

Bảo Hân |

Làm việc vất vả trong nhà máy, tan ca lúc trời tối, công nhân khu công nghiệp Vân Trung (tỉnh Bắc Giang) lại phải chen chúc nhau trên đường gom dân sinh.

Cha mẹ của công nhân khu công nghiệp: Vì con, vì cháu nên phải cố gắng

Thu Trang - Bảo Hân |

Chuyện nhiều cha mẹ có con làm công nhân khu công nghiệp phải từ quê lên ở cùng để trông cháu giúp đã không còn là điều xa lạ. Mỗi người một hoàn cảnh, song ai cũng chỉ mong hỗ trợ được con, cháu của mình ổn định hơn.

Cận cảnh nơi ở thiếu thốn và xuống cấp của công nhân khu công nghiệp

Kiều Trang |

Nhiều công nhân Khu Công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) phải chấp nhận ở trong những khu nhà trọ xuống cấp, tồi tàn; các phòng không có nhà vệ sinh riêng, nhà tắm riêng; không có khu bếp để nấu. Cuộc sống càng thêm bức bối, khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Bắc Giang: Tan ca, công nhân khu công nghiệp vẫn chưa hết... khổ

Bảo Hân |

Làm việc vất vả trong nhà máy, tan ca lúc trời tối, công nhân khu công nghiệp Vân Trung (tỉnh Bắc Giang) lại phải chen chúc nhau trên đường gom dân sinh.

Cha mẹ của công nhân khu công nghiệp: Vì con, vì cháu nên phải cố gắng

Thu Trang - Bảo Hân |

Chuyện nhiều cha mẹ có con làm công nhân khu công nghiệp phải từ quê lên ở cùng để trông cháu giúp đã không còn là điều xa lạ. Mỗi người một hoàn cảnh, song ai cũng chỉ mong hỗ trợ được con, cháu của mình ổn định hơn.

Cận cảnh nơi ở thiếu thốn và xuống cấp của công nhân khu công nghiệp

Kiều Trang |

Nhiều công nhân Khu Công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) phải chấp nhận ở trong những khu nhà trọ xuống cấp, tồi tàn; các phòng không có nhà vệ sinh riêng, nhà tắm riêng; không có khu bếp để nấu. Cuộc sống càng thêm bức bối, khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng.