Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Thầy Thủy "cõng" chữ lên non cao

LÊ THỊ HIỆP |

Hành trình “cõng chữ - cắm bản” của thầy giáo Đỗ Ngọc Thủy lên xã vùng cao biên giới (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) bắt đầu bằng từng từ tiếng của người Mông đầu tiên thầy học, bằng những thiếu thốn, bằng gian nan, bằng những hy sinh... 

Thấm thoắt đã gần 15 năm thầy Thủy cùng đồng nghiệp “cõng” chữ lên non cao biên giới.

Thầy Thủy nhớ như in kỷ niệm ngày đầu về “cắm bản”, mệt lả người sau hành trình về với điểm trường - nơi được mệnh danh là “cổng trời” của Thanh Hóa, gian nan, khác xa với mường tượng trong đầu. Thầy nhớ từng xem một bộ phim, thầy hiệu trưởng hứa sẽ cho mỗi học sinh một thìa đường nếu sáng hôm sau các em đến lớp, còn thầy thì thấy mình trùng điệp khó khăn hơn thầy hiệu trưởng trong phim đấy. Đôi vai thầy như nặng nhọc hơn trong hành trình “cõng” con chữ lên vùng cao khi trò không hiểu hết lời thầy.

“Chèo đò - chở chữ” tới xã vùng cao

Năm 2003, thầy giáo Đỗ Ngọc Thủy về công tác tại Trường Tiểu học Trung Lý - xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa. Đây là một xã vùng cao biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh. Do địa hình phức tạp, khó khăn, trường có 10 điểm trường ở 10 bản Táo, Khằm I, Khằm II, Suối Mạ, Pá Quăn, Nà Ón, Ma Hác, Xa Lao, Suối Tung và Suối Hộc.

Là thanh niên trẻ, từ miền xuôi lên, thầy được tăng cường cho các điểm bản địa hình khó khăn, thay thế cho các cô giáo mang bầu hoặc con nhỏ - trường tạo điều kiện luân chuyển cho các cô giáo đã “cắm bản” lâu về điểm trường chính hoặc đến những bản giao thông thuận tiện hơn.

Những ngày tháng đầu tiên thầy đến với biên giới, khi ấy dự án xây trường mới chưa có, thầy trò học chữ trong những mái tranh đơn sơ không đủ sức chống chọi mưa bão. Mùa đông đầu tiên của thầy Thủy bên các em là những trận gió lùa qua vách lớp, là ánh mắt cay ngái khi nhìn điểm trường của mình chỉ 15, 20 em học sinh, cặm cụi hằng ngày đến lớp với bàn chân không, manh áo mỏng manh và khuôn mặt sụt sùi gió rét. Thầy trò đã xoa tay nhau, cầm từng con chữ đến với bản làng như thế.

Với thầy Thủy, ở đây có những niềm vui, có những nỗi lo đời thường rất lạ.

Vui vì sáng chủ nhật thầy và trò tranh thủ sửa được mấy mái che lán của học sinh ở trọ. Vui vì cô chị lớp 2 chăm đứa em lớp 1 mà ngày nào cũng cho em ăn no và đến lớp đúng giờ dù không hề biết cho muối vào canh khi nấu sẽ ngon hơn. Vui vì ngày 20.11 đầu tiên được học trò tặng một bó rau rừng và 4 bắp ngô luộc, các em co ro chờ ở sân trường từ sáng sớm vì hôm nay có quà tặng thầy. Ở đây không có chợ, có điểm trường cách trung tâm y tế xã tới 40km đường rừng. Về xuôi đem lên cho đồng nghiệp đủ thứ tiếp tế từ đường, muối, dao cạo râu và bỗng vui mừng khôn tả khi cảm sốt chợt nhớ trước khi đi lên trường có để vào ba lô bọc thuốc.

Và nỗi lo. Lo ngày mai mưa rét trò không đến trường. Lo vì mưa lũ, trò đi bộ từ sáng sớm sương mù có bị trượt chân. Lo đi qua suối nước trong, trò có ùa nhau xuống tắm dù ngày nào thầy cũng dặn dò. Lo từng lứa mới học sinh đến trường, tất cả đều là người Mông không hiểu hết tiếng Kinh. Vừa dạy tiếng, vừa dạy con chữ thử thách lòng kiên nhẫn của thầy.

Không để trò rời con chữ

Ở bản làm thầy cũng là những tháng năm thử thách tài dân vận khéo của thầy giáo Thủy. Học sinh các bản của thầy hầu hết là dân tộc Mông, đồng bào còn nhiều hủ tục lạc hậu. Cái đói, cái nghèo đã át đi tầm quan trọng của con chữ.

Trước đây, các lớp xóa nạn mù chữ được bộ đội biên phòng đảm nhiệm, hiện nay các thầy cũng tham gia luôn công tác dạy các lớp xóa mù chữ cho đồng bào với hy vọng đưa con chữ vào đời sống của đồng bào. Ở các điểm trường, các thầy cô bồi dưỡng học thêm cho học sinh là hoàn toàn miễn phí, chỉ mong mỏi sao trò đến lớp là vui lắm rồi.

Thầy Thủy vẫn nhớ kỷ niệm những ngày đầu, có năm vừa qua vụ ngô, sắn, bỗng một buổi sáng lớp ghép 2 và 3 của thầy vắng nhiều. Nóng lòng, cuối buổi lần theo đường rừng và chỉ đường của học trò, nhưng khi đến nơi nhà của các trò trống huơ. Thầy biết được trò đã đi theo bố mẹ di cư đến mảnh đất khác dựng lán làm rẫy mới.

Không thể để trò rời con chữ mà nhọc nhằn lắm mới cắm bản được, thầy Thủy cùng đồng nghiệp liên lạc nhờ sự trợ giúp của Ban quản lý bản, Hội cha mẹ học sinh, bộ đội biên phòng và đích thân các thầy cô tìm đường đến với rẫy mới của đồng bào. Vận động học sinh đi học, vận động đồng bào bỏ du canh du cư vì các điểm trường không thể mãi chạy theo đồng bào. Hành trình ấy thật gian nan khổ cực. Đồng bào thường nói “Con tao có học cũng không làm cán bộ được. Nó ở nhà nó giúp tao trồng ngô sắn. Cán bộ thầy muốn nó đi học thì phải đem ngô sắn trả cho tao, tao cho nó đi học”.

Và trên hành trình kéo trò về với con chữ, thầy cùng đồng nghiệp xắn tay trên rẫy cùng dân bản, vừa làm vừa thực hiện công tác dân vận. Mỗi học sinh trở lại trường là một thành công vui mừng khôn tả của thầy cô.

Với sự nỗ lực của nhiều cấp, ngành, tập tục du canh du cư cũng giảm, đồng bào đã sinh sống, sản xuất ổn định hơn, các điểm trường bắt đầu có những viên ngói mới, các thầy cô “cắm bản” có phòng chờ giáo viên tận dụng để sinh sống thay vì mái lán tự làm. Thầy Thủy và các đồng nghiệp đã luôn đúng khi có niềm tin sắt son về sự cố gắng không ngừng bám trụ cắm bản, các điểm trường không bị xóa mất, học sinh đã đông hơn, đã có những chiếc áo đỏ, áo xanh đến trường dù còn lấm lem 
bùn đất.

Một mùa xuân nghề nữa sắp về. Mấy năm nay, thầy Thủy ở điểm trường bản Khằm I - Trường Tiểu học Trung Lý, điểm trường đã khang trang hơn rất nhiều so với những ngày đầu về bản nhưng học trò của thầy vẫn phải đi bộ trong lấm lem rét mướt đến trường.

Các lớp ghép của bản Khằm I cũng đã đông học trò hơn. Thầy vẫn nhớ kỷ niệm ngày nào dạy lớp ghép, phía bảng xuôi có hơn 10 học sinh, phía bảng ngược cả khối cả năm không được 5 học sinh mà chật vật để giữ điểm trường...

Ở đây, khi tết đến xuân về, có những cái tết ấm áp của thầy trò, và năm nay theo kế hoạch thầy cô vẫn tổ chức bữa tiệc liên hoan tết cho học sinh với mục đích giản dị thân thương - “cơm có thịt” và mỗi học sinh vẫn mong ngóng những cái tết như thế khi cái nghèo, cái đói còn vây quanh.

Với thầy Thủy, gần 15 năm qua, thêm một cái tết thầy cô tổ chức cho trò như vậy là thêm một năm ấm lòng, trong bộn bề khó khăn vất vả, thầy trò vẫn còn bên nhau để con chữ dẫu nhọc nhằn vẫn đến được với vùng cao biên giới.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

LÊ THỊ HIỆP
TIN LIÊN QUAN

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Chuyện về Bí thư Tỉnh ủy Sô Lây Tăng

NGỌC DIỄM |

Khi còn đương chức Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum, một lần về xã Đăk Kroong, huyện vùng cao Đăk Glei, đến làng Đăk Vớt, thấy một gia đình nghèo quá, trời lạnh mà chủ nhà phải cởi trần, đóng khố, ông đã cởi ngay chiếc áo đang mặc khoác lên người chủ nhà, rồi cởi luôn chiếc quần dài đưa tiếp. Ông chủ cảm kích trước tình cảm, việc làm ấy đã ôm chầm lấy ông mà khóc và ông cũng không cầm được nước mắt… Mọi người đi cùng hôm ấy rất xúc động. Đó là một trong những câu chuyện cảm động về ông Sô Lây Tăng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum.

Trao giải sơ khảo Cuộc thi “Viết về người lao động - Viết cho người lao động”

LÊ PHI LONG |

Đại diện báo Lao Động Khu vực Bắc Trung bộ vừa tổ chức trao giải Ba – vòng sơ khảo cuộc thi “Viết về người lao động - Viết cho người lao động” cho tác giả Huyền Sương – CĐCS VQG Phong Nha Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình).

Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động": Chị Chung “nhiều giỏi”

TRẦN TUẤN |

Là kế toán, kiêm nhiệm Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) của doanh nghiệp, công việc rất bộn bề, nhưng chị Trần Thị Chung vẫn luôn nỗ lực để hoàn thành tốt việc công lẫn việc tư, được tổ chức công đoàn ghi nhận là người “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.