Lỗ lớn vì dịch COVID-19, người lao động ngành đường sắt lao đao

Lâm Anh |

Chịu khoản lỗ hàng nghìn tỉ đồng, ngành đường sắt Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19. Thực tế này khiến người lao động thiếu việc làm, phải nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5 đến 13 ngày công một tháng, làm thu nhập cho người lao động giảm nhiều so với cùng kỳ.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, năm 2020 là năm mà ngành đường sắt cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành giao thông vận tải phải chịu tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến sản lượng vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng.

Bão lũ khu vực miền Trung xảy ra trong quý IV đã gây thiệt hại nặng nề đến tuyến đường sắt Bắc - Nam, cùng việc triển khai thi công dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng 7.000 tỉ từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 (dự án 7.000 tỉ) đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải khi phát sinh hơn 50 điểm chạy chậm hoặc phải phong tỏa khu gian .

Bên cạnh đó, với cơ sở hạ tầng đường sắt vừa thiếu vừa yếu, năng lực thông qua tuyến đường sắt đã tới hạn thì việc cạnh tranh với vận tải đường bộ và vận tải hàng không giá rẻ là một thách thức rất lớn đối với vận tải đường sắt. Công nghệ lạc hậu, mô hình tổ chức vận tải vẫn còn nhiều bất cập, số lượng lao động lớn làm cho giá thành vận tải vẫn ở mức cao cũng là một yếu tố dẫn đến khó cạnh tranh về giá vé, giá cước với các phương tiện vận tải khác.

Các chỉ tiêu về vận tải hành khách của các Công ty CP vận tải sụt giảm sâu so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra, dịch COVID-19 đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch khôi phục vận tải hành khách của các công ty CP vận tải trong các đợt vận tải cao điểm Hè, Lễ Tết. Số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30-35% so với cùng kỳ, đây là mức thấp nhất trong lịch sử ngành Đường sắt.

Năm 2020 hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt không liên quan trực tiếp đến chạy tàu gần như đóng băng, ảnh hưởng lớn đến kết quả SXKD của Công ty Mẹ; các dự án đầu tư huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, đối tác ngoài ngành để cải thiện, nâng cao chất lượng và năng lực về cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hàng hóa như kho hàng, bãi hàng… vẫn chưa triển khai được.

Các khoản tồn tại về tài chính từ các năm trước đến nay chưa được tháo gỡ. Khoản nợ thuế đất của khu đất 551 Nguyễn Văn Cừ chưa được xử lý dẫn đến có thời điểm Tổng công ty bị phong tỏa ngân hàng, cấm xuất hóa đơn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.

Sản lượng toàn toàn Tổng công ty (hợp cộng) đạt 6.828,6 tỉ đồng, bằng 79% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt6.565,1 tyỉ đồng, bằng 78,3% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân của người lao động ở mức 8,27 triệu đồng/người/tháng, bằng 86,2% so với cùng kỳ.

Trong đó, tổng doanh thu công ty Mẹ đạt 1.713 tỉ đồng, đạt 81,6% so với kế hoạch và bằng 66,6% so với cùng kỳ. Dự kiến lỗ hơn 1.324 tỉ đồng.

Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt cho biết doanh thu hành khách sụt giảm sâu và chưa có dấu hiệu phục hồi cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ phía vận tải hàng không nội địa sẽ là các yếu tố thúc đẩy Tổng công ty đẩy mạnh tái cơ cấu và chuyển dịch sang phát triển vận tải hàng hóa trong thời gian tới.

Dù hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường song Tổng công ty đã thực hiện công tác phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và công nhân viên lao động trực tiếp làm công tác chạy tàu; các đơn vị vận tải đã phải bố trí cho người lao động nghỉ luân phiên, nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động.

Bên cạnh đó, mặc dù Tổng công ty đã chủ động, tích cực báo cáo với các cấp có thẩm quyền đề xuất các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mưa lũ khu vực miền Trung và các chính sách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đường sắt. Tuy nhiên đến nay, Tổng công ty vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ các gói chính sách của Chính phủ.

Lâm Anh
TIN LIÊN QUAN

Ngành Đường sắt tạm ứng tiền lương cho người lao động trước Tết Nguyên đán

Linh Nguyên |

Ngày 28.12, trao đổi với chúng tôi, ông Mai Thành Phương - Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam - cho biết, năm 2020, khối hạ tầng có thể có tăng trưởng nhưng khối vận tải và công ty mẹ thì sản lượng sẽ giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, để chăm lo và cũng để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Tổng Công ty và Công đoàn Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thanh toán và tạm ứng tiền lương những tháng đầu năm 2021 cho công nhân lao động trước khi về nghỉ Tết Nguyên đán.

Đi lại dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Đường sắt ế vé, hàng không lên ngôi

Đặng Tiến |

Khác với mọi năm, mặc dù đã tung ra nhiều gói kích cầu, giảm đến 50% giá vé cho khách đi tàu nhưng đến nay ngành đường sắt vẫn đang ế hơn 150.000 vé tàu Tết. Trong khi đó, lượng khách đi hàng không tăng mạnh và các hãng bay cũng đã tung ra nhiều gói kích cầu để thu hút hành khách.

Tháng 1.2021 đường sắt giảm giá hàng nghìn vé tàu

Minh Hạnh |

Nhằm kích cầu hành khách đi lại bằng tàu hỏa, ngành đường sắt áp dụng chương trình kích cầu giảm 50% hàng nghìn vé tàu trong tháng 1.2021 trên các tuyến.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.