Năm 2016, tranh chấp lao động tại TPHCM giảm

LÊ TUYẾT |

Ngày 18.4, Sở LĐTBXH TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện đề án “Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2014 – 2020” năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017.

Báo cáo kết quả thực hiện đề án năm 2016, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐTBXH TP - cho biết, trong năm 2016, TP đã xảy ra 54 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công, giảm 29 vụ so với cùng kỳ năm 2015 với 18.756 người tham gia (giảm 10.113 người tham gia so với cùng kỳ).  Ngành nghề chủ yếu xảy ra ở các DN may với 23 vụ, giày da 5 vụ.

Theo ông Tấn, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đình công là do quyền và lợi ích của NLĐ chưa được đảm bảo như việc tăng lương hằng năm, chất lượng bữa ăn ca, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, DN chưa thực hiện tốt quy chế đối thoại tại nơi làm việc, một số DN còn vi phạm quy định của pháp luật lao động như nợ BHXH, thời gian làm thêm vượt quá thời quan luật quy định… Trước tết, các vụ tranh chấp lao động tập trung vào nợ lương, thưởng tết, thanh toán phép năm… “Khi xảy ra đình công, đoàn công tác liên ngành đã có mặt kịp thời để hỗ trợ, giải quyết, không để đình công kéo dài hoặc xảy ra những hành động quá khích” – ông Tấn nói.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu đánh giá, tranh chấp lao động tập thể năm 2016 ở TP giảm cả về số vụ và số lượng người tham gia, điều này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở. Theo bà Thu, tranh chấp lao động xảy ra khi hai bên không hiểu nhau, xung đột về lợi ích mà không được giải quyết. Để gỡ bỏ xung đột này, việc cần thiết chính là đối thoại và tổ chức hội nghị NLĐ.

Trong năm 2016, Sở LĐTBXH xác nhận việc có 2.713 DN gửi TƯLĐTT với các điều khoản có lợi hơn như có lương tháng 13, thưởng sáng kiến, lễ tết, các loại phụ cấp, tiền ăn giữa ăn, hỗ trợ vé xe… Qua đánh giá, có 5-9% thỏa ước đạt loại A (có ít nhất 10 nội dung trở lên có lợi và hội tụ đầy đủ các yếu tố lương, thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo việc làm cho NLĐ), loại B chiếm tỷ lệ 15% (là các bản thỏa ước có từ 5-9 nội dung có lợi; loại C và D chiếm tỷ lệ 75% là những bản thỏa ước có ít nội dung có lợi hoặc không cụ thể hóa, không định lượng, định tính hóa được mức độ chăm lo cho NLĐ mà chủ yếu thể hiện chung chung “DN sẽ chăm lo, tùy vào tình hình tài chính”; số thỏa ước không đánh giá phân loại là 3% (TƯLĐTT sao chép luật, hết hạn, có nội dung trái luật, người ký không đúng thẩm quyền…).

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.

Bắt đầu xét hỏi các bị cáo vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Tâm Tú |

Ngày 20.9, TAND TPHCM bắt đầu bước vào phần xét hỏi đối các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.