DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN:

Nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề có ý nghĩa quyết định

QUẾ CHI |

Theo nhiều đánh giá, việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của lao động và khả năng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong khối ASEAN.

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành nhằm tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. Khi AEC ra đời, các thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Hiện quy mô di chuyển của lao động Việt Nam sang các nước ASEAN còn khá nhỏ so với tổng mức tham gia vào di chuyển lao động quốc tế.

Việc dịch chuyển sang các nước khác cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho người lao động (NLĐ) Việt Nam. Khảo sát gần đây của nhóm nghiên cứu đề tài “Dịch chuyển lao động có tay nghề trong quá trình Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN” cho thấy, NLĐ Việt Nam khi dịch chuyển còn gặp phải hàng loạt những khó khăn như: Lo lắng về sự khác biệt văn hóa (37,9%); sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường lao động (43,3%); rào cản, bất đồng ngôn ngữ (50,4%); tiêu chuẩn trong lao động (41,2%); rất khó cạnh tranh với lao động có tay nghề tại nước bạn (40,7%).

Theo nhóm nghiên cứu, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của lao động và khả năng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN. Theo đó, Việt Nam cần đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại; trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản, đào tạo năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, rèn luyện cách tư duy độc lập giải quyết vấn đề; đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo theo hướng mở và linh hoạt, mở rộng quan hệ hợp tác liên kết đào tạo với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp.

Chuyên gia cao cấp Đặng Cảnh Khanh cho rằng, dịch chuyển lao động là tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, vì vậy phải có các giải pháp giúp NLĐ của Việt Nam thành NLĐ của nền kinh tế toàn cầu, nơi nào cũng có thể làm việc được. Ông Khanh nhấn mạnh các giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy quá trình di chuyển lao động tay nghề của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN như: Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài; thay đổi chính sách về dân số; phải có chiến lược phát triển nâng cao nguồn nhân lực và quản lý dịch chuyển nhóm lao động có tay nghề.

Ở góc độ của tổ chức công đoàn (CĐ), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu cho biết, khi Việt Nam là thành viên của AEC, tổ chức CĐ cần quan tâm hơn và nghiên cứu, đề xuất các đề án, kế hoạch tham gia tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng và ngoại ngữ để NLĐ Việt Nam có thể chủ động, tích cực tham gia dịch chuyển lao động. Bên cạnh đó, tổ chức CĐ cần nghiên cứu, đề xuất mô hình thu hút, tập hợp NLĐ có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia các hoạt động của CĐ Việt Nam, đồng thời có chính sách, giải pháp chăm lo, bảo vệ NLĐ Việt Nam đi làm việc tại các DN ở nước ngoài.

Ngày 20.3, Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản lý dịch chuyển lao động có tay nghề, đáp ứng yêu cầu hội nhập dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu. Đây là đề tài cấp nhà nước; cơ quan chủ trì là Viện Công nhân và Công đoàn; chủ nhiệm đề tài là TS Vũ Thị Loan - Phó Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐVN

QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

ASEAN cần tránh tâm lý tự mãn và sẵn sàng đối mặt thách thức mới

Thanh Hà |

ASEAN cần tránh tâm lý tự mãn và cần sẵn sàng để đối mặt với những thách thức mới do bối cảnh khu vực và quốc tế đặt ra.

Xuất khẩu cá tra tăng mạnh tại thị trường ASEAN

Minh Hạnh |

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 11.2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 183,5 triệu USD (tăng 43,7% so với cùng kỳ 2017).

Các trường nghề đến tận doanh nghiệp gõ cửa xin hợp tác

HOA LÊ |

Tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với trường nghề chiếm rất thấp, chưa đến 10%, thấp nhất ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Việc doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra cũng còn rất hạn chế.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Minh Hạnh |

Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế đổi mới sáng tạo toàn cầu (ĐMST), tăng 2 bậc so với năm 2023.

ASEAN cần tránh tâm lý tự mãn và sẵn sàng đối mặt thách thức mới

Thanh Hà |

ASEAN cần tránh tâm lý tự mãn và cần sẵn sàng để đối mặt với những thách thức mới do bối cảnh khu vực và quốc tế đặt ra.

Xuất khẩu cá tra tăng mạnh tại thị trường ASEAN

Minh Hạnh |

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 11.2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 183,5 triệu USD (tăng 43,7% so với cùng kỳ 2017).

Các trường nghề đến tận doanh nghiệp gõ cửa xin hợp tác

HOA LÊ |

Tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với trường nghề chiếm rất thấp, chưa đến 10%, thấp nhất ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Việc doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra cũng còn rất hạn chế.