Nhiều năm không mua nổi nhà, công nhân nhập cư tính nước về quê

Phương Ngân |

Thu nhập thấp, giá nhà cao, khó tiếp cận vốn vay và nguồn cung nhà ở xã hội hạn chế… khiến nhiều công nhân lao động làm việc tại TP Hồ Chí Minh sau nhiều năm không thể mua được nhà ở. Về quê sau một thời gian dài làm việc tại thành phố là lựa chọn của nhiều người.

Rất khó mua nhà ở xã hội

Mơ ước mua được nhà ở xã hội, nhưng ngoài thu nhập thấp thì chính sách hỗ trợ cũng đang xa tầm với. Mặc dù vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội nhiều lần được Chính phủ gỡ khó, trong đó Chính phủ ban hành gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng để thúc đẩy nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công nhân lao động ở trọ vẫn khó tiếp cận với gói vay này.

Anh Phạm Văn Giang, công nhân tại Công ty TNHH Vỹ Châu (Quận 7) bày tỏ, đa số công nhân lao động nhập cư đang tạm trú tại các nhà trọ. Việc tích lũy mua nhà rất khó khăn, do đó cần có chính sách ưu đãi cho công nhân, nhất là công nhân ngoài tỉnh được mua nhà ở xã hội, nhà dành cho người có thu nhập thấp. Đặc biệt, tạo điều kiện cho công nhân lao động được tiếp cận gói 120 nghìn tỉ đồng.

Trong khi đó, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung, có quy định đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở chỉ quy định công nhân lao động làm việc tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trong khi thực tế tại TP Hồ Chí Minh có nhiều doanh nghiệp đông lao động nhưng không nằm trong khu công nghiệp thì không được hưởng chính sách này.

Theo chị Trần Thị Hồng Phượng, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 7, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nêu trong dự thảo Luật Nhà ở, quy định các đối tượng như người có thu nhập thấp, công nhân lao động phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều này chưa được thỏa đáng khi dùng tiêu chí này để đánh giá, phân loại đối tượng cần được hỗ trợ.

“Tôi không có người phụ thuộc thì mức thu nhập của tôi có thể phải đóng thuế, nhưng không có nghĩa là tôi thu nhập cao hơn những người khác. Hơn nữa, với mức tính thuế thấp như hiện nay thì dù thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng cũng không dư dả với mức sống tại thành phố này. Nếu theo quy định như thế thì khó có cơ hội cho công nhân lao động tiếp cận với nhà ở xã hội” - chị Phượng nói.

Chịu đựng trong phòng trọ hơn 10 m2

Những ngày trời nóng bức, hai vợ chồng bà Phạm Thị Dung (53 tuổi, quê An Giang), phải “chịu trận” trong căn phòng trọ hơn 10 m2. Chiếc quạt gió không đủ làm mát căn phòng, cùng với giá điện tăng nên bà Dung thường ra trước cửa phòng ngồi đón gió.

Bà Dung cho biết, bà đến TP Hồ Chí Minh đi làm công nhân kiếm sống, từ ngày lên thành phố, bà cùng chồng ở trong căn phòng trọ ọp ẹp với giá 800 nghìn đồng/tháng (chưa tính tiền điện nước). Trời mưa thì căn phòng ẩm ướt, trời nắng thì nóng như đổ lửa. Nhiều đêm nằm mơ về một căn nhà của riêng mình, nhưng đó cũng chỉ là niềm mơ ước của bà cũng như hàng chục nghìn công nhân nhập cư khác. Bởi lẽ, thu nhập của công nhân thiếu trước hụt sau, không đủ trang trải cuộc sống, việc tích góp tiền mua nhà là điều khó khăn.

“Sau khi rút BHXH 1 lần tôi sẽ về quê cất nhà sinh sống, dù sao về quê cũng đỡ tiền thuê nhà. Hơn 10 năm làm công nhân, số tiền kiếm được cũng chỉ đủ cất cái nhà nhỏ ở quê” - bà Dung cho biết.

Cùng cảnh ngộ, 4 thành viên trong gia đình anh Lê Văn Ga (40 tuổi, quê Nghệ An) cũng phải ở trong căn phòng trọ nhỏ. Mọi sinh hoạt, ăn uống… đều phải thu mình trong căn phòng này, tuy bất tiện nhưng đó là giải pháp duy nhất khi không thể mua nhà ở thành phố. “Giá nhà đất ngày một tăng, lương công nhân thì ít. Khi tích góp được 300 triệu đồng, thì giá nhà đất đã tăng cao hơn, cứ chạy theo như thế thì bao giờ mua được nhà” - anh Ga tâm sự.

Còn chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (37 tuổi, quê An Giang) cho biết, nếu chị không may bị cắt giảm hoặc may mắn làm đến hết tuổi lao động, chị sẽ cùng chồng về quê sinh sống sau đó, vì có cố gắng nhiều năm nữa cũng không thể mua được nhà ở tại TP Hồ Chí Minh.

“9 nằm ròng rã đi làm công nhân nhưng công việc bấp bênh, đồng lương thì ít ỏi nên không thể tích lũy, làm sao dám mơ đến chuyện mua nhà thành phố. Nếu sau này không làm được nữa, tôi sẽ về quê sinh sống, dù sao ở quê cũng có nhà của ba mẹ”, - chị Tuyền tâm sự.

Phương Ngân
TIN LIÊN QUAN

Muốn mua nhà ở xã hội, người lao động phải nhờ những lá thăm đầy may rủi

Vương Trần |

Việc chưa thiết lập được hệ thống thông tin dữ liệu số hóa về đối tượng được mua nhà ở xã hội (NƠXH) tiềm tàng nguy cơ bất bình đẳng trong việc thực hiện chủ trương tốt đẹp này.

Áp lực lớn với chỉ tiêu tăng cung nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Tiến độ phát triển nhà ở xã hội ở TPHCM như hiện nay còn khá chậm, gây nhiều áp lực cho việc đáp ứng mục tiêu phát triển 2,5 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2025.

Công nhân ngoài khu công nghiệp cần được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Trong phiên họp thảo luận về Tờ trình dự án Luật Nhà ở (sửa đổi, bổ sung) sáng ngày 5.6, kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, đã có nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội khi cho rằng nên mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách mua nhà ở xã hội.

Xây dựng bảng lương cần tính đến khả năng mua nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên đề nghị, khi xây dựng khung, bảng lương, thu nhập cho người lao động, làm công ăn lương ở các thành phần kinh tế thì cần tính toán đến khả năng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Đề xuất thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng ký thường trú: Không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư

Lương Hạnh - Đỗ Phương |

UBND TP Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành. Theo ghi nhận của PV, công nhân mong muốn giảm diện tích sàn/người để được đăng ký thường trú. Bởi rất nhiều công nhân lao động nhập cư đang phải thuê trọ trong những căn phòng chật chội, chỉ từ 3 - 4 m2/người.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.