Rác ngổn ngang sau Tết, công nhân môi trường oằn mình "cõng" việc

Phương Hạnh |

Những ngày sau Tết Nguyên đán 2022, trên các tuyến phố tại Hà Nội không khó để bắt gặp những cành đào, cành quất, bao tải rác ngổn ngang bên vệ đường. Lượng rác thải nhiều khiến công nhân vệ sinh môi trường phải "oằn mình" làm việc, giữ cho đường phố luôn sạch sẽ.

"Sợ" Tết vì rác thải

Có thâm niên gắn bó với công việc dọn vệ sinh môi trường được 10 năm, bà Vũ Thị Huệ (52 tuổi) - Công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) cho biết - bà ngại công việc nhất là dịp trước và sau Tết.

Dù đã hiểu rõ công việc và chuẩn bị sẵn tâm lý, nhưng bà vẫn cảm thấy “sợ” bởi những ngày này, rác nhiều vô kể.

 
Rác những ngày sau Tết tăng đột biến.

Bà Huệ chia sẻ, ngay từ những ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) trở đi, lượng rác thải sinh hoạt liên tục nhiều. Do thời gian giáp Tết các gia đình thường có thói quen dọn nhà đón năm mới, nên bỏ bớt đồ đạc không dùng, còn trong Tết gia đình nào cũng liên hoan, ăn uống hay sắm cho mình cây quất, cành đào để trưng trong nhà. Thế nên, khoảng thời gian này lượng rác thải tăng lên đột biến.

 
Cành đào, mận vứt ngổn ngang.

Nhất là sau Tết, những cành đào, cây quất được người dân vứt ngổn ngang khắp nơi.

“Những ngày này, lượng rác thải chủ yếu là rác sinh hoạt phát sinh từ các gia đình đều tăng. Công việc thu gom rác của chúng tôi càng thêm phần vất vả. Tuy vậy, chúng tôi luôn nâng cao ý thức hoàn thành tốt công việc, góp phần làm sạch đường phố” - bà Huệ cho hay.

Cùng chung nỗi vất vả và gắn bó với nghề, chị Thắm - công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty URENCO tâm sự - gắn bó với công việc nhiều năm nhưng mỗi dịp Tết, công nhân vệ sinh như như chị không khỏi ngỡ ngàng khi lượng rác thải đầu năm đổ ra rất nhiều. Ngày thường mỗi ca phải thu gom khoảng 3-4 xe rác, thì đợt cao điểm phải gấp đôi.

 
Sau Tết, công việc của những lao công thường vất vả hơn.

"Xe nào rác cũng chất cao ngất ngưởng, nhiều khi phải dùng gậy nén rác để di chuyển. Không chỉ vậy, có những hôm rác nhiều chúng tôi phải đợi xe ép rác đến tận 1-2 giờ sáng mới được về nhà" - chị Thắm nói.

Nép sau chiếc xe chất đầy rác, ông Vượng (54 tuổi, quê Nam Định) cho hay, các xe rác của công nhân môi trường vốn đã đầy ắp nay lại phải làm thêm nhiệm vụ chuyên chở cây đào, quất bỏ đi. Hay những ngày gần đây có mưa, rác thấm nước khiến công việc thu gom cực hơn rất nhiều.

Ông bảo nhiều người mong Tết thì công nhân vệ sinh môi trường như ông lại “sợ” Tết, bởi lượng rác ngày Tết tăng gấp nhiều lần ngày thường, vì thế mà công việc cũng vất vả hơn.

“Đối với những xe rác cồng kềnh như chở đào, quất cồng kềnh, buộc chúng tôi phải dùng dao chẻ nhỏ để vận chuyển dễ dàng hơn. Nhiều gia đình có ý thức đã chặt nhỏ cành đào, cành quất trước khi bỏ. Như vậy công nhân dễ gom hơn" - ông Vượng cho biết.

 
Ông Vượng mong muốn người dân không vứt rác bừa bãi.

Đầu năm mới, ông Vượng chỉ mong người dân, đặc biệt các bạn trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào nơi quy định để những người làm công việc như ông “dễ thở” hơn”.

Muốn được tăng lương

Đặc thù công việc khác với những lao công song công nhân cây xanh cũng vất vả không kém khi đôi tay lúc nào cũng phải thoăn thoắt dưới trời mưa lạnh.

Bà Nguyễn Thị Dĩnh (sống ở Chương Mỹ, Hà Nội) - làm công nhân cây xanh được 3 năm. Nhà ở cách nơi làm khá xa, hằng ngày, bà Dĩnh đi làm từ 5 rưỡi sáng. Đến 11 giờ, nhóm công nhân như bà tìm nơi thích hợp để nghỉ ngơi.

Hôm nào trời nắng, bà đến gầm cầu gần nơi làm việc rồi trải bạt ăn uống nghỉ ngơi. Trời mưa như hôm nay, bà tìm đến khu cao tầng khuất gió. Đến 1 giờ chiều, bà lại bắt đầu công việc.

Công việc này giúp bà Dĩnh mỗi ngày kiếm được gần 240.000 đồng, nếu 1 tháng đi làm đủ 26 công thì được 6,2 triệu đồng. Bà bảo "nắng  mưa vất vả, suốt ngày ngoài đường".

 
Công nhân cây xanh đội mưa lạnh.

Là lao động chính trong gia đình, số tiền lương ít ỏi có được, bà dùng để nuôi 2 con ăn học, bố mẹ già và một người em chồng bị chất độc màu da cam.

Năm nay, bà quay trở lại công việc từ ngày mùng 5 Tết. Hỏi về mong muốn lớn nhất, bà Dĩnh khẳng định: "Tôi chỉ muốn được tăng lương để có tiền nuôi các con ăn học, bù đắp xăng xe. Công việc này dù vất vả nhưng tôi yêu nghề nên vẫn sẽ làm".

Phương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mang theo bánh chưng, rau xanh để quay lại sản xuất

Phương Thư |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khá dài, khi quay trở lại với công việc, công nhân đều muốn được tăng ca, tăng thu nhập.

Con công nhân vui mừng được trở lại trường học

Minh Phương - Bảo Hân |

Từ ngày 10.2, thêm nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội mở cửa đón học sinh. Gạt qua khó khăn ban đầu là việc đưa, đón con, nhiều phụ huynh là công nhân ủng hộ chuyện mở cửa trường học để các con được đi học trực tiếp.

Thiếu công nhân sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp ra đường chờ lao động

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Mở cửa hoạt động sản xuất sau Tết Nguyên Đán 2022, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thiếu lao động. Không chỉ cán bộ nhân sự ra đường “đội nắng” tuyển dụng, lãnh đạo doanh nghiệp “sốt ruột” cũng ra ngóng chờ lao động.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.