Tại sao người lao động không nên rút bảo hiểm xã hội một lần?

Minh Phương |

Bảo hiểm xã hội không chỉ mang lại lương hưu cho người lao động khi về già mà còn có thêm nhiều chính sách về bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất. 

Tiếc nuối vì rút bảo hiểm xã hội một lần

Theo chuyên gia, nhiều người lao động khi về già, họ mong muốn nộp lại khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận, tiếp tục tham gia cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu nhưng không còn cơ hội vì pháp luật hiện hành không có quy định.

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 10 năm tại công ty may mặc ở Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ánh (36 tuổi, quê Đắk Lắk) quyết định xin nghỉ việc năm 2019 rồi nộp hồ sơ rút BHXH một lần vì nghĩ “biết bao giờ đến tuổi nghỉ hưu để hưởng lương hưu”.

Sau khi nhận hơn 100 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội một lần, chị Ánh bàn với chồng mở quán nước, bán thêm đồ ăn vặt ở quê. Chị Ánh chia sẻ, thời điểm đó, số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần giải quyết được việc trước mắt nhưng chẳng mấy mà hết. Buôn bán ế ẩm, nhiều tháng không có lãi, chị quyết định sang nhượng tất cả đồ đạc. Sau đó, để có tiền trang trải cuộc sống, chị phải xin làm thuê cho cửa hàng ăn uống.

“Nghĩ lại tôi vẫn thấy tiếc vì rút bảo hiểm xã hội một lần. Nếu bây giờ tôi không cố gắng, sợ rằng sau này sẽ không có tiền bạc, lại phụ thuộc vào con cháu vì không có lương hưu” – chị Ánh nói.

Anh Nguyễn Văn Nghĩa (quê Thái Bình) trước đây từng là công nhân ở Cụm Công nghiệp Phú Minh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Anh Nghĩa có 16 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, năm 2016, anh Nghĩa rút bảo hiểm xã hội một lần.

Số tiền nhận được, anh Nghĩa đầu tư hết vào trang trại chăn nuôi. Đầu tư và bỏ tâm huyết bằng số vốn sau nhiều năm đi làm vất vả, kết quả nhận lại không như mong muốn. Anh Nghĩa không để ra được tiền, thậm chí âm cả số vốn ban đầu.

"Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần đã dùng hết. Sau này già yếu, tôi không được hưởng lương hưu cũng như chế độ bảo hiểm y tế. Lúc nhận tiền, tôi chỉ nghĩ có tiền làm công việc trước mắt đã, chuyện mai này tính sau nhưng tuổi già ập đến nhanh, tôi mới thấy lương hưu quan trọng ra sao" - anh Nghĩa cho hay.

Bà Lý Hoàng Minh - Phó Trưởng Phòng Hưu trí, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết - việc nhận bảo hiểm xã hội một lần được coi là “lợi trước mắt, hại lâu dài” bởi ngay khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó của người lao động không được bảo lưu.

Quyền lợi của người lao động bị hạn chế

Khi rút bảo hiểm xã hội một lần, theo bà Lý Hoàng Minh, quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với tham gia bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Bà Minh lấy ví dụ, về lương hưu: Người lao động không chỉ hưởng một mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ sẽ được điều chỉnh tăng.

Trong 2 năm qua, dù tình hình kinh tế của nước ta khó khăn do dịch bệnh nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1.1.2022. Điều này cho thấy, chính sách của nhà nước rất quan tâm đến thu nhập của người hưởng lương hưu.

Người có lương hưu còn được hưởng về quyền lợi bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất với thân nhân...

Thống kê hết tháng 4, hơn 302.000 lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Người rút ngày càng trẻ hóa, phần lớn 20-30 tuổi và ngoài khu vực nhà nước. 97% người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Đối tượng nào được rút bảo hiểm xã hội một lần ngay sau khi nghỉ việc?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc về quy định nhận bảo hiểm xã hội một lần đối với lao động là người nước ngoài.

Hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội một lần đầy đủ nhất

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.

Tìm lời giải cho bài toán người dân ồ ạt rút Bảo hiểm xã hội một lần

ANH THƯ |

Đầu năm 2022, người dân ồ ạt rút Bảo hiểm xã hội một lần. Điều này sẽ tạo hệ luỵ rất lớn về an sinh xã hội sau này. Để hạn chế tình trạng trên, theo các chuyên gia cần thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ trong lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội tới đây.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.