Thưởng Tết - nguồn thu nhập giúp người lao động bù đắp chi tiêu

Đỗ Phương - Tú Quỳnh |

Số tiền thưởng Tết cuối năm luôn là khoản mà công nhân (CN) trông chờ nhất. Người sử dụng tiền thưởng để trả nợ nhằm vơi bớt gánh nặng cuộc sống, người chưa có nhiều vướng bận cũng mong muốn có thưởng Tết để có tiền tiết kiệm về sau.

Dùng tiền thưởng Tết để trả nợ

Chị Đặng Thị Tuyết (SN 1981, quê ở Nghệ An) là công nhân (CN) Công ty (Cty) TNHH TOTO Việt Nam, Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long (Kim Chung, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội). Chị Tuyết sinh ra và lớn lên ở miền Trung - nơi thường xuyên bão lũ - nên dẫu thiếu thốn, vợ chồng chị vẫn quyết định dùng số tiền dành dụm được và vay thêm ngân hàng để xây căn nhà mới kiên cố hơn. Sau xây nhà, gánh nặng lớn nhất của vợ chồng chị Tuyết là trả nợ ngân hàng hằng tháng. Nhưng ở quê không làm ra tiền, do đó chị Tuyết quyết định xa chồng con để ra Hà Nội xin việc ở Cty.

Thời gian thấm thoắt, đến nay, chị Tuyết đã làm CN ở KCN Thăng Long được 9 năm. Ở đây, ngoài tiền thuê trọ hằng tháng và tiền xăng xe cùng các khoản chi cần thiết khác, chị Tuyết hầu như không chi tiêu gì thêm. Thực phẩm thì chị và người bạn trong cùng xóm trọ bảo nhau gửi từ quê ra rồi góp gạo thổi cơm chung cho đỡ tốn kém. Phải như vậy, mỗi tháng chị mới có thể gửi về cho gia đình 5-6 triệu đồng để vừa trả nợ, vừa lo cho con đi học.

Nói về khoản thưởng Tết, chị Tuyết cho hay, những năm trước, bình quân cũng được thưởng khoảng 2 tháng lương, tương đương với hơn 10 triệu đồng. “CN làm quần quật biết khi nào mới được 10 triệu đồng nên cứ đến cuối năm, chúng tôi lại háo hức đoán xem năm nay thưởng Tết thế nào. Những năm trước, số tiền được thưởng Tết, tôi đều dành để trả nợ ngân hàng. Năm nay nợ đã trả xong, tôi sẽ dùng tiền thưởng Tết để sắm sửa mọi thứ cho tươm tất hơn” - chị Tuyết nói.

Nói thế, nhưng giọng chị Tuyết bỗng chùng xuống vì năm nay, tình hình sản xuất của Cty bị ảnh hưởng tương đối do dịch COVID-19, thưởng Tết có thể sẽ ít hơn mọi năm. Điều này thì chị Tuyết và những công nhân khác đã được trưởng phòng thông báo từ vài hôm trước.

Thưởng Tết là tiền để dành

Với nhiều CN, thưởng Tết không chỉ là thành quả của cả một năm làm việc cực nhọc, mà còn là một khoản tiền để dành. Bởi họ đi làm nhưng thường xuyên phải sống trong cảnh lương chưa kịp về đã phải chi tiêu rất nhiều nên hầu như không có tiền dư.

Như chị Nguyễn Thị Hà (SN 1996, quê ở huyện Ba Vì, Hà Nội) là một ví dụ. Chị Hà đang là CN Cty TNHH Matsuo Industries (Đông Anh, Hà Nội). Tuy không vướng nợ nần, cũng chưa phải phụng dưỡng bố mẹ, nhưng chị Hà rất mong chờ vào khoản thưởng Tết. Đó là khoản tiền giúp chị mua thêm vật dụng cho đình và tiết kiệm cho con phòng lúc ốm, đau.

“Những năm trước, Tết Dương lịch, Cty tôi sẽ thưởng 700.000 đồng, còn Tết Âm lịch thưởng 2 tháng lương. Năm nay hy vọng được thưởng như mọi năm, chúng tôi cũng không mong nhiều hơn” - chị Hà cho biết.

Hay như chị Vũ Thị Duyên (25 tuổi) đang làm CN cho một Cty trong KCN Thăng Long, thưởng Tết chính là một khoản để dành của 1 năm đi làm được Cty giữ hộ. Trong Cty, chị Duyên được xem là CN mới bởi thâm niên đi làm chỉ hơn 1 năm. Điều này đồng nghĩa rằng, mức thưởng Tết của chị khá khiêm tốn so với nhiều CN khác. Năm nay, chị Duyên vừa mới lập gia đình, áp lực sắm Tết cho cả hai bên gia đình và tiền đám cưới, hội họp cuối năm khiến chị khá lo lắng.

“CN hay ai cũng vậy thôi, đi làm cả một năm, chỉ mong vào thưởng Tết để có cái chi tiêu. Như tôi, năm nay đã lập gia đình riêng, chuyện sắm sửa Tết cho gia đình hai bên là khó tránh khỏi. Trước còn có bố mẹ lo, giờ thì phải tự lo thôi. Tôi làm CN, chồng tôi làm ngoài nên hai vợ chồng đều rất hy vọng năm nay Cty thưởng Tết tương đối để hỗ trợ phần nào cho chi tiêu cuối năm” - chị Duyên nói.

Mức thu nhập hằng tháng, không có tăng ca, làm đêm của chị Duyên hiện được hơn 5 triệu đồng. So với nhu cầu chi tiêu khoảng 6-7 triệu/tháng, chị Duyên cho biết, tiền lương đi làm của chị không thể đủ nên phải tính toán, chắt bóp rất chi li.

Đỗ Phương - Tú Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương: Công nhân ngóng chờ thông tin thưởng Tết

Đình Trọng |

Đến ngày 15.12, phần lớn các doanh nghiệp (DN) ở tỉnh Bình Dương vẫn chưa công bố thông tin về lương tháng 13 và thưởng Tết âm lịch. Công nhân (CN) “phập phồng” chờ đợi để tính toán việc về quê hay ở lại Bình Dương ăn Tết.

Thưởng Tết bằng hiện vật: Có lo doanh nghiệp lợi dụng?

Bảo Hân |

Tết Nguyên đán 2021 là năm đầu tiên thực hiện quy định thưởng Tết không chỉ bằng tiền mà còn có thể bằng hiện vật theo như quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Bình Dương: Doanh nghiệp chưa công bố thưởng Tết, công nhân phập phồng chờ

ĐÌNH TRỌNG |

Đến ngày 15.12, phần lớn các doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn chưa công bố thông tin về lương tháng 13 và thưởng Tết âm lịch. Công nhân phập phòng chờ đợi để tính toán việc về quê hay ở lại Bình Dương ăn Tết.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.