Vợ chồng công nhân quyết bám trụ thành phố

Bảo Hân |

Dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19 nhưng nhiều vợ chồng công nhân trong các khu công nghiệp tại Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục bám trụ lại để làm việc, mưu sinh.

Khó kiếm việc nếu về quê 

Những tháng vừa qua là quãng thời gian rất khó khăn với gia đình chị Vi Thỉ Tá (thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Chị Tá nghỉ thai sản được 4 tháng. Chồng chị mới đi làm được gần 1 tháng nay sau khoảng thời gian nghỉ làm (trong đó có thời gian đi cách ly tập trung và tự cách ly ở nhà). Chị Tá không có thu nhập, còn chồng chỉ được hưởng 75% lương, tính ra chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Mới sinh con, nên chị Tá phải chi phí nhiều khoản hơn, ngoài những khoản cố định như: Tiền nhà, điện nước, tiền sinh hoạt… Thời gian vừa rồi, thu nhập giảm, cặp vợ chồng trẻ này phải tiêu lạm vào khoản dành dụm ít ỏi.

“Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng vợ chồng tôi vẫn sẽ tiếp tục ở lại Hà Nội làm việc. Bình thường, về quê đã khó kiếm việc, chắc chỉ có thể làm nương, rẫy. Bây giờ, dịch đang diễn biến phức tạp, kiếm được việc làm, có thu nhập càng khó khăn hơn. Vợ chồng tôi lại mới có con, nên rất cần có tiền để nuôi con, trang trải cho cuộc sống”- chị Tá chia sẻ.

Chị Tá dự định sẽ nhờ bà ra trông cháu khi chị đi làm trở lại.

Không hy vọng mua được nhà ở Hà Nội 

Cũng giống như chị Tá, chị Hoàng Thị Hoà vẫn tiếp tục bám trụ làm công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long. Chị Hoà tâm sự, nhiều khi nghĩ đến cảnh ở trọ lâu năm, cũng ngao ngán lắm, nhưng nếu bây giờ về quê thì sẽ rất khó để kiếm được việc làm. Chị không có nhiều lựa chọn để mưu sinh. Trong khi đó, nếu cả 2 vợ chồng cùng làm công nhân ở thành phố thì có thể kiếm được mười mấy triệu đồng/tháng, nếu chi tiêu tằn tiện thì cũng đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học. Với mức thu nhập này, trong khi có nhiều khoản phải chi, chị Hoà không mong mua được nhà ở đây. Chị cũng chưa biết mình có gắn bó lâu dài với nghề công nhân được không. “Trước mắt, vợ chồng tôi phải kiếm tiền để đủ cho trang trải cuộc sống đã, chứ chưa dám nghĩ đến lâu dài. Được đến đâu, hay đến đó” - chị Hoà tâm sự.

Thời gian vừa qua, vợ chồng chị Hoà cũng lâm vào tình cảnh khó khăn khi phải nghỉ làm ở nhà gần 2 tháng. Mới đây, cả hai anh chị đã được đi làm trở lại. Khi được biết thông tin này, anh chị rất vui mừng, bởi lẽ đi làm có tiền; còn nếu ở nhà, nhiều khoản vẫn phải chi, trong khi thu nhập giảm sâu.

“Tôi chỉ mong dịch sớm được khống chế để công việc ổn định trở lại, có thu nhập đảm bảo cuộc sống”- chị Hoà chia sẻ.

Mong có thu nhập đảm bảo cuộc sống cũng là mong mỏi của vợ chồng anh Đạt, chị Duyên, nhất là khi gia đình nhỏ này sắp có thêm thành viên mới. Cặp vợ chồng công nhân này thuê trọ tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Thời gian này, anh Đạt đang ở quê tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để đưa vợ đi sinh con đầu lòng. Anh Đạt dự định sẽ nghỉ ở quê để chăm vợ con, cho đến khi nào con cứng cáp thì anh sẽ tiếp tục lên Hà Nội để làm công nhân.

Khi vợ sắp sinh, anh Đạt quyết định trở về quê. Tính cả thời gian cách ly, tự cách ly rồi nghỉ ở nhà, anh Đạt cho biết anh sẽ mất khoảng 3, 4 tháng nghỉ, không có lương. “Sinh con rất tốn kém, tôi cũng muốn tiếp tục đi làm để kiếm tiền, nhưng đành phải về quê vì nhà tôi neo người, không có ai chăm sóc vợ trong thời gian thai sản này”- anh Đạt tâm sự.

Anh Đạt cho biết, nếu tăng ca, làm đủ ngày, không ốm đau, tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng rơi vào khoảng 20 triệu đồng/tháng. “Chi tiêu tiết kiệm, vợ chồng tôi có thể tiết kiệm được nửa non số tiền đó - khoảng 7-8 triệu đồng/tháng”- anh Đạt nói.

Tuy vậy, với số tiền tiết kiệm này, anh Đạt cho rằng, rất khó để anh và vợ có thể mua được nhà trên Hà Nội, ít nhất là trong tương lai gần. Anh chị sẽ tiếp thục thuê nhà trọ. Khó an cư, nhưng anh Đạt không có ý định về quê. “Vợ chồng tôi có dự định làm việc lâu dài tại Hà Nội. Về quê, rất khó có thể kiếm được công việc có mức thu nhập như hiện tại. Ngoài ra, vợ chồng tôi đã quen với công việc ở trên này rồi, ngại thay đổi” - anh Đạt bày tỏ.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Thành phố Hà Nội năm 1900

HOÀNG HẰNG |

Không chỉ là thành phố lớn nhất xứ Bắc Kỳ, Hà Nội còn là thành phố hoạt động náo nhiệt nhất và được xây dựng tốt nhất. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và Đại bản doanh quân đội. Cách đây khoảng 10 thế kỷ, dưới triều Lý, Hà Nội từng là kinh đô chính thức của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Sau đó, trụ sở kinh đô của nước An Nam được chuyển vào Huế, hiện nay (năm 1900) vẫn là nơi đóng đô của triều đình An Nam.

Hà Nội đưa 3 huyện lên thành phố: Người dân địa phương kỳ vọng điều gì?

Phạm Đông - Tùng Giang |

Hà Nội đã đưa ra chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến người dân các địa phương này.

Ngày đầu mở lại đường bay, Hà Nội có 1 chuyến chiều đi, chưa có chiều đến

VƯƠNG TRẦN - HẢI NGUYỄN |

Chiều nay (10.10), lúc 14h30, chuyến bay thương mại đầu tiên mang số hiệu VN 213 từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đi TP.Hồ Chí Minh được cất cánh sau thời gian dài giãn cách xã hội. Trong ngày đầu thí điểm mở lại đường bay thương mại, mới chỉ có 1 chuyến bay chiều đi, chưa có chuyến bay thương mại chiều đến Hà Nội.

Dự báo thời điểm bão Trà Mi đạt cường độ cực đại giật cấp 15

AN AN |

Dự báo bão Trà Mi sẽ đạt cường độ cực đại khoảng cấp 12, giật cấp 15 khi tiến đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa trong ngày 26.10.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Thành phố Hà Nội năm 1900

HOÀNG HẰNG |

Không chỉ là thành phố lớn nhất xứ Bắc Kỳ, Hà Nội còn là thành phố hoạt động náo nhiệt nhất và được xây dựng tốt nhất. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và Đại bản doanh quân đội. Cách đây khoảng 10 thế kỷ, dưới triều Lý, Hà Nội từng là kinh đô chính thức của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Sau đó, trụ sở kinh đô của nước An Nam được chuyển vào Huế, hiện nay (năm 1900) vẫn là nơi đóng đô của triều đình An Nam.

Hà Nội đưa 3 huyện lên thành phố: Người dân địa phương kỳ vọng điều gì?

Phạm Đông - Tùng Giang |

Hà Nội đã đưa ra chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến người dân các địa phương này.

Ngày đầu mở lại đường bay, Hà Nội có 1 chuyến chiều đi, chưa có chiều đến

VƯƠNG TRẦN - HẢI NGUYỄN |

Chiều nay (10.10), lúc 14h30, chuyến bay thương mại đầu tiên mang số hiệu VN 213 từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đi TP.Hồ Chí Minh được cất cánh sau thời gian dài giãn cách xã hội. Trong ngày đầu thí điểm mở lại đường bay thương mại, mới chỉ có 1 chuyến bay chiều đi, chưa có chuyến bay thương mại chiều đến Hà Nội.