13.900 vụ tấn công mạng trong năm 2023 gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng

NGUYỄN ĐĂNG |

Trong năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng (tương đương 3,6% GDP).

Tấn công, lừa đảo trên mạng gây thiệt hại lớn tại Việt Nam

Thông tin trên được Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang - Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an - A05 trình bày trong tham luận, tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật an toàn cho giao dịch không tiền mặt”, được tổ chức vào chiều 14.6 tại TPHCM.

Ông Giang nhấn mạnh, thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới và tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, quy mô tổ chức xuyên biên giới (có dấu hiệu kết nối giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài).

Đặc biệt, tội phạm tấn công vào hệ thống công nghệ thông tin và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang là mối nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho an ninh tài chính, tiền tệ; gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Trong năm 2023, Việt Nam ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng (tương đương 3,6% GDP). Tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỉ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính. Tỉ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Theo thống kê của Bộ Công an và Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 thủ đoạn lừa đảo.

Biện pháp xử lí

Để ngăn chặn hoạt động lừa đảo qua mạng, Cục A05 đang khẩn trương phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia xây dựng, cung cấp miễn phí phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng (dự kiến ra mắt trong quý III/2024).

Cuộc gọi giả danh để lừa đảo là một trong những hình thức phổ biến được bọn tội phạm mạng áp dụng tại Việt Nam. Ảnh: Công an cung cấp
Cuộc gọi giả danh để lừa đảo là một trong những hình thức phổ biến được bọn tội phạm mạng áp dụng tại Việt Nam. Ảnh: Công an cung cấp

Trong năm 2023, Cục A05 đã xác minh, truy vết, phát hiện tin tặc, gián điệp mạng đã tấn công, đánh cắp, mã hóa gần 700 GB dữ liệu với hàng chục nghìn tài liệu nội bộ và 62 triệu thông tin, dữ liệu cá nhân. Phối hợp với công an các đơn vị địa phương khởi tố hơn 1.500 vụ án, trong đó chủ yếu là tội phạm liên quan tội lừa đảo trên không gian mạng lợi dụng thanh toán không tiền mặt.

Kể từ ngày 1.7.2024, quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, tội phạm mạng đang tìm cách đối phó. Trước trực trạng đó, Cục A05 đã đưa 4 khuyến cáo với người dân:

- Cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác, kỹ năng để có thể tự bảo vệ bản thân khi tham gia tương tác trên môi trường mạng.

- Cần thận trọng, tìm hiểu, kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch tài chính trên không gian mạng. Không vay tiền online từ các ứng dụng không rõ nguồn gốc.

- Nâng cao ý thức trong việc mở, quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân của mình. Không thực hiện việc chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, tài khoản E-Banking, tải các ứng dụng/link/email theo yêu cầu của người lạ.

Tuyệt đối không thực hiện các hành vi mua bán, trao đổi, cho thuê, mượn tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân. Cài đặt bảo mật bảo vệ các tài khoản mạng xã hội bằng xác thực 2 lớp. Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân của bản thân, gia đình, bạn bè… trên không gian mạng.

- Kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất để được tiếp nhận, giải quyết nếu nghi ngờ có hành vi lừa đảo qua mạng hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng việc tấn công mạng vào các công ty tài chính, chứng khoán Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Ước tính mỗi ngày có hơn 15.000 mã độc xuất phát từ Việt Nam, tần suất tấn công mạng cũng tăng lên, đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp, tổ chức ở lĩnh vực tài chính và chứng khoán.

Đã có hướng dẫn để chặn tấn công mạng bằng mã độc đòi tiền chuộc

Cẩm Hà |

Theo Bộ Công an, hình thức tấn công mạng bằng mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware) đang ngày càng phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Trung tâm dữ liệu TPHCM ghi nhận gần 13 triệu vụ tấn công mạng

NGUYỄN ĐĂNG |

Việc đảm bảo an toàn thông tin trước các xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware) là vấn đề nổi cộm được TPHCM rất quan tâm, khi thực hiện quá trình chuyển đổi số.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.