Việt Nam và nhiều nước ở APAC đối mặt nguy cơ tấn công mạng năm 2024

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo các chuyên gia an ninh mạng, Việt Nam cùng nhiều quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) sẽ đối mặt với nhiều hình thức tấn công giả mạo, hành vi lừa đảo, rò rỉ dữ liệu và tấn công mạng có chủ đích (APT) trong năm 2024.

“Nền kinh tế kỹ thuật số của châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân và dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong 5 năm tới.

Với những nỗ lực số hóa, bao gồm áp dụng công nghệ như thanh toán kỹ thuật số, siêu ứng dụng, IoT, thành phố thông minh và giờ đây là trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng sẽ là chìa khóa đảm bảo khả năng phục hồi hệ thống phòng thủ chung của khu vực trước khả năng gây thiệt hại của các cuộc tấn công mạng”, ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (GReAT) khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky tiết lộ.

Các nhà nghiên cứu GReAT cũng đã xác định các dự đoán về mối đe dọa mạng vào năm 2024 đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ quan trọng ở APAC, trong đó có Việt Nam và nhiều quốc gia ở cùng khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hàng trăm nghìn người từ Đông Nam Á (SEA) đã được tuyển dụng để tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến như lừa đảo tình cảm, lừa đảo tiền điện tử, rửa tiền và đánh bạc bất hợp pháp.

Việc tuyển dụng cho các hoạt động tội phạm này hầu hết được thực hiện thông qua các vị trí chuyên môn như lập trình viên, nhà tiếp thị hoặc chuyên viên nhân sự, thông qua quảng cáo, những thủ tục trông hợp pháp và thậm chí phức tạp.

Việc sử dụng và tin tưởng vào các phương thức thanh toán kỹ thuật số, thiếu các quy định bảo vệ quyền của người dùng trực tuyến và số lượng lớn người bị buộc tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến đã làm tăng thêm sự phức tạp cho vấn đề lớn này ở Đông Nam Á và trong việc giải quyết nó.

“Chúng tôi cho rằng quy mô của các cuộc tấn công lừa đảo và lừa đảo trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới do thiếu kiến thức về kỹ thuật và pháp lý liên quan đến các cuộc tấn công như vậy, từ nhà điều hành đến nạn nhân”, ông Vitaly Kamluk cho biết.

Ngoài khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng sẽ hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng trong năm 2024. Trong đó, các mối đe doạ an ninh mạng của Ấn Độ bao gồm: Ứng dụng cho vay bất hợp pháp hoặc giả mạo, dịch vụ hoàn thuế thu nhập, lừa đảo bất động sản, lừa đảo đầu tư ,tống tiền dựa trên tình dục, lừa đảo…

Với Hàn Quốc, các mối đe doạ an ninh mạng gắn trực tiếp với các sự kiện chính trị lớn, cũng như việc khai thác một cách khéo léo các lỗ hổng dành riêng cho hệ sinh thái công nghệ thông tin (CNTT) và phần mềm nổi tiếng tại địa phương, từ đó tạo điều kiện cho việc phổ biến thành công phần mềm độc hại của chúng tới các mục tiêu không ngờ tới.

Để giữ an toàn trước các mối đe doạ trong năm 2024, các chuyên gia an ninh mạng đưa ra các lời khuyên như sau:

- Luôn cập nhật phần mềm trên tất cả các thiết bị đang sử dụng để ngăn chặn kẻ tấn công xâm nhập thông qua khai thác lỗ hổng.

- Thiết lập thói quen sử dụng mật khẩu mạnh khi truy cập các dịch vụ của công ty. Sử dụng xác thực đa yếu tố để truy cập vào các dịch vụ từ xa.

- Chọn giải pháp bảo mật điểm cuối để được trang bị khả năng phát hiện và kiểm soát sự bất thường dựa trên hành vi người dùng để bảo vệ họ trước các mối đe dọa đã biết và chưa biết.

- Sử dụng giải pháp chuyên dụng cho bảo vệ điểm cuối hiệu quả, phát hiện mối đe dọa và phản hồi sản phẩm để khắc phục kịp thời những mối đe dọa mới và tiềm ẩn.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Dự báo các xu hướng tấn công mạng có chủ đích trong năm 2024

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo dự báo của các chuyên gia an ninh mạng Kaspersky, trong năm 2024, xu hướng tấn công mạng có chủ đích (APT) sẽ nhắm nhiều vào các chuỗi cung ứng dịch vụ, cũng như khai thác nhiều lỗ hổng trên các thiết bị di động…

Cục An toàn thông tin chia sẻ lí do tấn công mạng gia tăng tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Việc chưa đẩy mạnh đầu tư tương xứng cho vấn đề an toàn thông tin là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc số lượng các vụ tấn công mạng gia tăng tại Việt Nam trong năm 2023.

Thông tin chi tiết chiến dịch tấn công mạng vào các thiết bị iOS

NGUYỄN ĐĂNG |

Một chiến dịch tấn công mạng có chủ đích (APT) vào các thiết bị iOS ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm thuộc hệ sinh thái của Apple, bao gồm iPhone, iPod, iPad, thiết bị macOS, Apple TV và Apple Watch. Rất may, nó đã được vá kịp thời.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.