Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Đà Nẵng nhận diện cơ hội tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch toàn cầu

THÙY TRANG |

Xác định vi mạch bán dẫn là lĩnh vực phát triển đột phá, Đà Nẵng nhìn nhận những cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và mong muốn có sự chung tay hợp tác của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực mạnh mẽ cho ngành này.

Tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn - vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng” được tổ chức sáng 10.10, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022, kinh tế số của TP Đà Nẵng có đóng góp 19,76% GRDP.

Đến nay, TP Đà Nẵng có 2.450 doanh nghiệp công nghệ số (trung bình 2,3 doanh nghiệp công nghệ/1.000 dân, đứng thứ 2 toàn quốc và gấp 3 lần trung bình toàn quốc); có 46.000 nhân lực công nghệ số.

Các trường đại học, cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố đã sớm đón đầu thông qua hình thành các khoa đào tạo chuyên ngành vi mạch, điện tử. Mỗi năm có khoảng 750 sinh viên chuyên ngành liên quan điện tử, vi mạch tốt nghiệp và hiện nay, chỉ tiêu tuyển sinh các chuyên ngành này là khoảng 900 sinh viên.

Tại Đà Nẵng, hiện nay có các công ty hoạt động về thiết kế vi mạch như: Synopsys, Savarti, Uniquify, Renesas, Synapse, FPTSemi, Sannei Hytechs… với khoảng 550 kỹ sư.

s
Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - phát biểu tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng”. Ảnh: Thùy Trang

Tháng 8.2023, UBND thành phố ban hành Kế hoạch về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đến năm 2030, trong đó xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch.

Trước đó, Nghị quyết số 29 năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, xác định ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng, trong đó có công nghệ số, bao gồm: ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử-viễn thông, thiết kế và sản xuất chip bán dẫn.

Đặc biệt, vừa mới đây, trong Tuyên bố Hoa Kỳ - Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện, có nội dung quan trọng là Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số, coi đây là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hoa Kỳ khẳng định cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao... ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu.

“Như vậy, từ chủ trương, kết quả quan hệ và hợp tác quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng trong tham gia chuỗi cung bán dẫn, vi mạch toàn cầu, góp phần phát triển bền vững dựa vào khoa học công nghệ” - ông Chinh nhấn mạnh.

Để làm được điều đó, Đà Nẵng cần nguồn lực mạnh mẽ, nhất là con người, trên tinh thần hợp tác giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp và của các cơ sở đào tạo để đào tạo ngay nhóm kỹ sư hiện có, có chính sách cho sinh viên tham gia học chuyên ngành vi mạch bán dẫn, thu hút chuyên gia; đầu tư phát triển cho một số doanh nghiệp vi mạch hiện có, xúc tiến và thu hút doanh nghiệp lớn để có lan toả…

“Tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch với cách làm như thế nào, cần những chính sách gì, thời gian, lộ trình… là những vấn đề đặt ra của Đà Nẵng, thành phố rất cần các ý kiến tư vấn chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ số, vi mạch, bán dẫn; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp; các trường đại học, các cơ sở đào tạo hôm nay. Bên cạnh đó, thành phố mong các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp cùng bộ ngành tham gia đồng hành trong thời gian đến, để việc tham gia của Đà Nẵng có kết quả tích cực” - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mong muốn.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Chip bán dẫn sẽ là lĩnh vực đột phá trong thời gian tới của Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Trong 5 ngành được Đà Nẵng chọn làm kinh tế mũi nhọn thì ngành công nghệ thông tin mà cụ thể là chip bán dẫn sẽ được thành phố chọn là lĩnh vực phát triển đột phá trong thời gian tới.

Việt Nam có thêm nơi đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

NGUYỄN ĐĂNG |

Ngày 7.9, Trường Đại học FPT cho biết vừa kết hợp cùng FPT Semiconductor thành lập Khoa vi mạch bán dẫn nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp tỉ USD này, bắt đầu từ năm 2024.

Khu Công nghệ cao TPHCM cần chú trọng phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, chíp

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh cần chú trọng phát triển lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, chíp mà cả thế giới đều quan tâm.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.