Nước sạch bẩn như nước sông: CDC Thái Bình đang bưng bít thông tin?

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình kiên quyết từ chối cung cấp số liệu thể hiện kết quả ngoại kiểm năm 2021 đối với các đơn vị cung ứng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Hàng loạt mẫu ngoại kiểm không đạt yêu cầu

Liên quan loạt bài phản ánh tình trạng nước sạch sinh hoạt ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang có nhiều bất cập, nhức nhối, gây bức xúc cho người dân, Báo Lao Động đã, đang tiếp tục xác minh, tìm hiểu để có thêm thông tin cung cấp đến độc giả.

Chiều 16.3, phóng viên Lao Động có buổi làm việc với đại diện CDC Thái Bình (đơn vị được Sở Y tế Thái Bình giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra chất lượng nước sạch sinh hoạt cung cấp cho người dân trong tỉnh).

Tại buổi làm việc, ông Lê Xuân Quảng - Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường (CDC Thái Bình) - cho biết: Theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 14.12.2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt: Mỗi năm 1 lần theo định kỳ, CDC Thái Bình sẽ thực hiện lấy mẫu để ngoại kiểm chất lượng đối với các đơn vị, cơ sở cung cấp nước sạch sinh hoạt trên địa bàn. Trường hợp tổ chức ngoại kiểm đột xuất (không theo định kỳ, kế hoạch) là khi có thông tin phản ánh từ nhân dân, dư luận, báo chí.

“Trong năm 2021, chúng tôi thực hiện 68 lượt ngoại kiểm với 204 mẫu để đo đạc về các chỉ số như độ đục, độ Clo dư, độ pH, hàm lượng Mangan, Amoni, Pecmanganat… Trong đó, có 41 mẫu chưa đạt, cần củng cố khắc phục chủ yếu về các chỉ số như độ đục, Clo dư, Amoni, Pecmanganat, Mangan, As…” - ông Quảng cho hay.

Vẫn theo ông Quảng, kế hoạch ngoại kiểm tổng quát được xây dựng ngay từ đầu năm và được chuyển về cho các công ty, nhà máy sản xuất nước sạch. “Đến gần ngày tiến hành lấy mẫu ngoại kiểm với một đơn vị cụ thể, chúng tôi sẽ có văn bản chi tiết dựa trên kế hoạch năm gửi cho đơn vị đó để chuẩn bị, phối hợp” - ông Quảng nói.

Đại diện CDC Thái Bình còn cho biết thêm, thông thường một lần tiến hành ngoại kiểm sẽ lấy 3 mẫu nước (1 mẫu tại bể chứa của nhà máy, trạm cấp nước và 2 mẫu ngẫu nhiên tại nhà của khách hàng sử dụng nước).

“Trong quá trình chúng tôi lấy mẫu, có sự chứng kiến của đại diện nhà máy nước và hộ dân ở nơi lấy mẫu ngẫu nhiên. Các cơ quan, đơn vị khác hay đại diện chính quyền địa phương không tham dự vì theo quy định không có yêu cầu phải có sự tham gia chứng kiến của họ” - ông Quảng cho biết.

Giám đốc CDC Thái Bình chống lệnh Giám đốc Sở Y tế?

Khi phóng viên đề nghị ông Lê Xuân Quảng cung cấp bản báo cáo chung về kết quả ngoại kiểm nước sạch sinh hoạt 2021 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cũng như cung cấp kết quả chi tiết của các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sạch để đối chiếu, so sánh thì ông này... từ chối.

Dù tất cả tài liệu liên quan theo đề nghị từ trước của phóng viên đã được chuẩn bị, in, photo đầy đủ...
Dù tất cả tài liệu liên quan theo đề nghị từ trước của phóng viên đã được chuẩn bị, in, photo đầy đủ...
...nhưng ông Quảng không thể cung cấp vì sau nhiều lần xin ý kiến vẫn không được ông Nguyễn Văn Thơm - Giám đốc CDC Thái Bình cho phép. Ảnh cắt từ clip: T.D
...nhưng ông Quảng không thể cung cấp vì sau nhiều lần xin ý kiến vẫn không được ông Nguyễn Văn Thơm - Giám đốc CDC Thái Bình - cho phép. Ảnh cắt từ clip: T.D

“Kết quả ở đây, tôi đã in, photo sẵn cả bộ rồi nhưng hỏi ý kiến anh Thơm (tức ông Nguyễn Văn Thơm - Giám đốc CDC Thái Bình) thì anh ấy chỉ đạo chỉ cung cấp số liệu chung bằng miệng để anh ghi lại, không cung cấp, sao chụp tài liệu gốc” - ông Quảng nêu lý do.

Khi phóng viên nói rằng, nếu không cung cấp tài liệu, đề nghị CDC lập biên bản buổi làm việc, nêu rõ lý do tại sao không cung cấp thì ông Quảng xin phép được xuống gặp ông Nguyễn Văn Thơm để… trao đổi, xin ý kiến trực tiếp.

Sau khi trở lại, ông Quảng cho hay ông Thơm vẫn không đồng ý cung cấp tài liệu, văn bản theo yêu cầu. Đặng chẳng đừng, chúng tôi phải liên hệ qua điện thoại với ông Phạm Quang Hòa - Giám đốc Sở Y tế Thái Bình - để thông tin về diễn biến buổi làm việc giữa CDC Thái Bình và phóng viên Lao Động.

Sau khi trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Văn Thơm, ông Phạm Quang Hòa thông tin lại với chúng tôi rằng, đã trao đổi và có ý kiến với ông Thơm về việc cung cấp tài liệu cho báo chí.

“Các số liệu, tên đơn vị hay mẫu nào không đạt, tại thời điểm nào thì tôi đã chỉ đạo là cung cấp số liệu cũng được thôi. Về chuyên môn không vấn đề gì, nhưng anh ấy bảo tránh chụp văn bản, tài liệu về công ty, doanh nghiệp đăng lên sau có thể gây phiền hà về cho nơi cung cấp thông tin” - ông Hòa nói.

Tuy vậy, ngay cả khi đã có chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế Thái Bình, ông Nguyễn Văn Thơm - Giám đốc CDC Thái Bình - vẫn kiên quyết chỉ đạo cấp dưới là ông Lê Xuân Quảng - Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường - chỉ đưa ra vỏn vẹn vài dòng về kết quả, chỉ số rất sơ sài, chung chung.

Phóng viên tiếp tục gọi điện thoại cho ông Thơm để hỏi lại, nhưng ông Thơm không bắt máy.

Công ty, doanh nghiệp nào, đóng trên địa bàn nào có chất lượng nước sạch chưa đạt, chưa đạt về chỉ số nào đến nay vẫn còn là một ẩn số. Người dân kêu ca chất lượng nước sạch không đảm bảo… vẫn chỉ biết kêu ca.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Dân nhiều xã ở Thái Bình “phải mua nước bẩn”: Tối hậu thư cho Cty nước sạch

TRUNG DU |

Thái Bình - Khi gặp sự cố về nước sạch, người dân không biết tìm ai để hỏi, kiến nghị. Đến nay vẫn chưa có cá nhân, đơn vị nào chịu trách nhiệm về nguồn nước mất an toàn, trong khi dân vẫn phải bỏ tiền ra mua hằng tháng.

Vì sao nước sạch của nhiều xã ở Thái Bình bẩn như nước sông?

TRUNG DU |

Thái Bình – Không chỉ do yếu kém trong quản lý, vận hành nhà máy nước sạch, việc nguồn nước nguyên liệu bị xâm hại cũng là lý do khiến dân nhiều xã ở Thái Bình đang phải dùng nước bẩn.

Thái Bình: Dân nhiều xã bỏ tiền mua nước sạch, “rước” về nước bẩn

TRUNG DU |

Thái Bình – Hiện nay, người dân một số xã tại tỉnh Thái Bình đang rất bức xúc vì hàng tháng phải bỏ tiền mua nước sạch nhưng phải dùng nước bẩn không khác gì nước sông chưa qua xử lý.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Dân nhiều xã ở Thái Bình “phải mua nước bẩn”: Tối hậu thư cho Cty nước sạch

TRUNG DU |

Thái Bình - Khi gặp sự cố về nước sạch, người dân không biết tìm ai để hỏi, kiến nghị. Đến nay vẫn chưa có cá nhân, đơn vị nào chịu trách nhiệm về nguồn nước mất an toàn, trong khi dân vẫn phải bỏ tiền ra mua hằng tháng.

Vì sao nước sạch của nhiều xã ở Thái Bình bẩn như nước sông?

TRUNG DU |

Thái Bình – Không chỉ do yếu kém trong quản lý, vận hành nhà máy nước sạch, việc nguồn nước nguyên liệu bị xâm hại cũng là lý do khiến dân nhiều xã ở Thái Bình đang phải dùng nước bẩn.

Thái Bình: Dân nhiều xã bỏ tiền mua nước sạch, “rước” về nước bẩn

TRUNG DU |

Thái Bình – Hiện nay, người dân một số xã tại tỉnh Thái Bình đang rất bức xúc vì hàng tháng phải bỏ tiền mua nước sạch nhưng phải dùng nước bẩn không khác gì nước sông chưa qua xử lý.