Thành cổ hơn 1.000 năm mang dấu ấn ba thời kỳ đại ở Bình Định

NGUYỄN VÂN |

Thành Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử gắn với ba thời kỳ: Vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Thành tọa lạc trên địa phận thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Thành được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1982.

 
 Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.  Vì năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phục Chămpa, sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
 
Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn có tên Thành Hoàng Đế, trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
 
 Thành Hoàng Đế có kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành  Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7.400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.
 
 Hiện nay, trong khuôn viên thành Hoàng Đế vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Bên trong Tử Cấm Thành vẫn còn lưu giữ 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII.
 
 Đồng thời, có hai hồ bán nguyệt (thủy hồ) dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m.
 
 Cách trung tâm thành Đồ Bàn vài trăm mét, dấu tích còn nguyên vẹn của kinh đô vương quốc Chămpa là ngôi Tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, trên đỉnh một quả đồi thấp. 
 
 Ngày nay, nhiều đoạn gạch đá trong thành Hoàng Đế bị vỡ vụn, hoang phế.
 
 Đặc biệt, trong trận chiến năm 1799, quân Nguyễn do Chưởng hậu quân Võ Tánh đánh chiếm được thành. Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định, giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn thủ thành. 
 
Mùa đông năm 1799, bước sang năm 1800, nhà Tây Sơn đem quân vây đánh thành Bình Định. Trận chiến tại đây khá kéo dài, quân Võ Tánh bị vây hãm trong thành, sức kiệt, lương thực hết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn, còn Võ Tánh viết thư xin tha tội cho tất cả tướng sĩ của mình rồi lên lầu bát giác châm lửa tự thiêu.
 
 Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy tên là thành Bình Định. Năm 1805 nhà Nguyễn cho lập lăng Võ Tánh ngay trên nền điện Bát Giác của thành Hoàng Đế và dùng lầu Bát Giác làm nơi hương khói gọi là Bát Giác lầu.
 
Đến năm 1815, Nhà Nguyễn cho triệt hạ hết các cung điện cũ của thành Hoàng Đế, dỡ đá ong của thành cũ mang đi xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (sau này còn có tên gọi là Đền Chiêu Trung).
 
Lầu Bát Giác và khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đây là một khu lăng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn nằm trong quần thể của di tích.
NGUYỄN VÂN
TIN LIÊN QUAN

Chính quyền Đà Nẵng cảm ơn nhà đầu tư XD sản phẩm du lịch sáng tạo: Cầu vàng

An Thượng |

Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa có thư cảm ơn gửi Tập đoàn Sun Group và Cty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc và cảnh quan Thủy Anh- hai đơn vị đã kiến tạo nên cây Cầu Vàng huyền thoại tại Khu du lịch Sun World Ba Na Hills.

Bản “tuyên ngôn độc lập” thời Nguyễn

Hoàng Văn Minh |

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016. Đây là một kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của Huế, Việt Nam mà của cả nhân loại.

Trung Lương - điểm dã ngoại lí tưởng khiến giới trẻ "đứng ngồi không yên"

TƯỜNG QUYÊN |

Nếu trước đây Coco beach khiến giới trẻ phát cuồng với khu cắm trại view biển tựa thiên đường thì nay khu dã ngoại Trung Lương nơi được ví như đảo Jeju của Việt Nam chính là cái tên khiến bạn phải đứng ngồi không yên . Một điểm đến thú vị đang được các bạn trẻ mê mệt với những khung cảnh lãng mạn như trời Tây đủ các loại cảnh đẹp núi non, biển cả, khiến bạn chỉ muốn “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức.

Đã thèm với món ăn mang phong vị dân dã - bún rạm

TƯỜNG QUYÊN |

Bình Định, một điểm đến trong những năm gần đây có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Ngoài những cảnh đẹp của thiên nhiên, thì ẩm thực nơi đây cũng đã góp phần không nhỏ trong viêc giữ chân khu khách. Khi khám phá ẩm thực Bình Định, chắc chắn sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách chưa được thưởng thức món bún rạm dân dã gây “nghiện” bởi cái vị ngọt đậm đà tự nhiên ngon không tả xiết.

Tháp Bánh Ít, điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến Bình Định

NGUYỄN VÂN |

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc. 

Làng chài Hải Minh, chốn bình yên trên bán đảo Phương Mai

TƯỜNG QUYÊN |

Vốn là vùng đất được nhiều người nhắc tới nhờ có vô vàn sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc về du lịch. Quy Nhơn đang là điểm đến nổi bật thu hút khách du lịch với những địa điểm ấn tượng và thú vị.

Ghé hồ Núi Một ngắm bức tranh sơn thuỷ đất trời

TƯỜNG QUYÊN |

Bình Định có vô số danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trong số đó thì địa danh Hồ Núi Một được ca ngợi như bức tranh sơn thủy hòa quyện đất trời.

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

NGUYỄN VÂN |

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Chính quyền Đà Nẵng cảm ơn nhà đầu tư XD sản phẩm du lịch sáng tạo: Cầu vàng

An Thượng |

Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa có thư cảm ơn gửi Tập đoàn Sun Group và Cty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc và cảnh quan Thủy Anh- hai đơn vị đã kiến tạo nên cây Cầu Vàng huyền thoại tại Khu du lịch Sun World Ba Na Hills.

Bản “tuyên ngôn độc lập” thời Nguyễn

Hoàng Văn Minh |

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016. Đây là một kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của Huế, Việt Nam mà của cả nhân loại.

Trung Lương - điểm dã ngoại lí tưởng khiến giới trẻ "đứng ngồi không yên"

TƯỜNG QUYÊN |

Nếu trước đây Coco beach khiến giới trẻ phát cuồng với khu cắm trại view biển tựa thiên đường thì nay khu dã ngoại Trung Lương nơi được ví như đảo Jeju của Việt Nam chính là cái tên khiến bạn phải đứng ngồi không yên . Một điểm đến thú vị đang được các bạn trẻ mê mệt với những khung cảnh lãng mạn như trời Tây đủ các loại cảnh đẹp núi non, biển cả, khiến bạn chỉ muốn “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức.

Đã thèm với món ăn mang phong vị dân dã - bún rạm

TƯỜNG QUYÊN |

Bình Định, một điểm đến trong những năm gần đây có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Ngoài những cảnh đẹp của thiên nhiên, thì ẩm thực nơi đây cũng đã góp phần không nhỏ trong viêc giữ chân khu khách. Khi khám phá ẩm thực Bình Định, chắc chắn sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách chưa được thưởng thức món bún rạm dân dã gây “nghiện” bởi cái vị ngọt đậm đà tự nhiên ngon không tả xiết.

Tháp Bánh Ít, điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến Bình Định

NGUYỄN VÂN |

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc. 

Làng chài Hải Minh, chốn bình yên trên bán đảo Phương Mai

TƯỜNG QUYÊN |

Vốn là vùng đất được nhiều người nhắc tới nhờ có vô vàn sự thay đổi và tiến bộ vượt bậc về du lịch. Quy Nhơn đang là điểm đến nổi bật thu hút khách du lịch với những địa điểm ấn tượng và thú vị.

Ghé hồ Núi Một ngắm bức tranh sơn thuỷ đất trời

TƯỜNG QUYÊN |

Bình Định có vô số danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trong số đó thì địa danh Hồ Núi Một được ca ngợi như bức tranh sơn thủy hòa quyện đất trời.

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

NGUYỄN VÂN |

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.