Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế: Chưa thấy xuất hiện ở nơi nào khác trên thế giới

Hoàng Văn Minh |

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến trúc cung đình, chưa từng có trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam, và có lẽ cũng chưa từng thấy ở nơi nào khác trên phạm vi toàn thế giới.

Khảo cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung cho thấy những giá trị độc đáo về mặt hình thức của hệ thống văn tự Hán - Nôm trên quần thể di tích Huế.

Trước hết là thư pháp Việt, gồm nét chữ đẹp nhất của các đại thần do vua tuyển chọn, với đầy đủ các kiểu chữ chân, thảo, triện, lệ. Thứ đến là chất liệu đa dạng: Khảm xà cừ, khắc chìm, chạm nổi trên các liên ba rồi sơn son, thếp vàng; viết trên nền pháp lam; đắp ngõa sành sứ...

4 bài thơ của vua Minh Mạng được viết trên nền Pháp lam ở Ngọ Môn. Ảnh: T.L
4 bài thơ của vua Minh Mạng được viết trên nền Pháp lam ở Ngọ Môn. Ảnh: T.L

Những tác phẩm này là sự kết tinh của nhiều yếu tố khác nhau, từ mỹ thuật, kỹ xảo trang trí, thư pháp, nghệ nhân nghề mộc cổ truyền cung đình… tạo nên một phong cách mang đậm truyền thống của riêng Huế - Việt Nam.

Thơ văn trên kiến trúc cung đình thường được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”, mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh chạm khắc theo các đề tài bát bửu, tứ thời… gần như trở thành một lề lối phép tắc quy chuẩn của triều đình như ở Huế - chưa thấy di tích nào trên thế giới có.

Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, cả trong nội thất và ngoại thất, để ở vị trí nào người ta cũng có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức được.

Tranh đi kèm thơ rất đa dạng, ngoài chủ đề phổ biến là bát bảo (tám vật quý), tứ thời hay tứ quý (4 mùa) thì còn có tranh phong cảnh, cổ đồ… Ảnh: T.L
Tranh đi kèm thơ rất đa dạng, ngoài chủ đề phổ biến là bát bảo (tám vật quý), tứ thời hay tứ quý (4 mùa) thì còn có tranh phong cảnh, cổ đồ… Ảnh: T.L

Thơ phổ biến là thể ngũ ngôn, thất ngôn; câu đối thì khá đa dạng, không cố định số chữ; đại tự thì chủ yếu là các mỹ tự với ý nghĩa tốt đẹp. Thư pháp và cách thức thể hiện thì vô cùng phong phú, đủ cả 4 loại hình chân, thảo, triện, lệ; xếp ngang, đặt dọc.

Đặc biệt có nhiều bài thơ như “Vũ trung sơn thủy” (Cảnh trong mưa) và “Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm” (Đêm thơ ở Phước Viên) của Vua Thiệu Trị là đỉnh cao về nghệ thuật và hình thức thể hiện.

Mỗi bài có 54 chữ, không trình bày theo lối thường mà được viết thành 5 vòng tròn theo lối đồng tâm, nhìn vào như một trận đồ bát quái, mỗi vòng tròn có một số chữ, ứng với mỗi bài thơ thất ngôn bát cú và mỗi bài biến hóa thành tất cả... 64 bài thơ khác!

Bài thơ như “Vũ trung sơn thủy” (Cảnh trong mưa)  của Vua Thiệu Trị khắc trong điện Long An  là đỉnh cao về nghệ thuật và hình thức thể hiện.
Mỗi bài có 54 chữ, không trình bày theo lối thường mà được viết thành 5 vòng tròn theo lối đồng tâm, nhìn vào như một trận đồ bát quái, mỗi vòng tròn có một số chữ, ứng với mỗi bài thơ thất ngôn bát cú và mỗi bài biến hóa thành tất cả... 64 bài thơ khác! Ảnh: T.L
Bài thơ như “Vũ trung sơn thủy” (Cảnh trong mưa) của Vua Thiệu Trị khắc trong điện Long An là đỉnh cao về nghệ thuật và hình thức thể hiện. Mỗi bài có 54 chữ, không trình bày theo lối thường mà được viết thành 5 vòng tròn theo lối đồng tâm, nhìn vào như một trận đồ bát quái, mỗi vòng tròn có một số chữ, ứng với mỗi bài thơ thất ngôn bát cú và mỗi bài biến hóa thành tất cả... 64 bài thơ khác! Ảnh: T.L

Tranh đi kèm thơ thì đa dạng, ngoài chủ đề phổ biến là bát bảo (tám vật quý), tứ thời hay tứ quý (4 mùa) thì còn có tranh phong cảnh, cổ đồ… Tùy vào chất liệu (trên gỗ, trên đồng, trên đá, trên bê tông, vôi vữa…), những nghệ nhân xưa đã khéo léo lựa chọn những màu sắc phù hợp cùng cách thể hiện (sơn, thếp, chạm, khảm, tráng men, đắp gắn…) để những áng thơ văn và các bức tranh đi kèm trở nên nổi bật, hoặc lung linh, hoặc mờ ảo, hoặc trang nhã, phù hợp với bối cảnh cụ thể.

Theo TS Phan Thanh Hải, về mặt nội dung, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế tuy là thơ ngự chế của các vị hoàng đế, nhưng nội dung, chủ đề khá phong phú.

Ở khu vực từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, khu vực trung tâm và quan trọng nhất của hoàng cung, nơi tổ chức các nghi lễ triều hội, thơ văn đều theo mạch chủ đề ca ngợi đất nước văn hiến, hùng cường, ca ngợi non sông gấm vóc, ca ngợi triều Nguyễn với công lao to lớn thống nhất giang sơn, mở rộng bờ cõi, ca ngợi triều đại thịnh trị...

Nhiều thể loại thư pháp ở hệ thống thơ văn trong kiến trúc cung đình Huế. Ảnh: T.L
Nhiều thể loại thư pháp ở hệ thống thơ văn trong kiến trúc cung đình Huế. Ảnh: T.L

Thơ văn ở các miếu thờ trong Hoàng cung như Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu thì chủ yếu ca ngợi công lao to lớn của các bậc hoàng đế đầu triều, ghi nhớ công ơn của tổ tiên đã đặt nền móng, gây dựng cơ nghiệp.

Còn thơ ở các lăng tẩm hoàng gia, tiêu biểu là lăng vua Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định thì chủ yếu là nổi niềm tâm sự riêng của các vị hoàng đế về thế thái nhân tình, sự quan tâm đến cuộc sống người dân, quan tâm đến nền nông nghiệp nước nhà, hoặc ca ngợi cảnh đẹp độc đáo vô song của khu lăng – ngôi nhà vĩnh cửu mà họ đã dày công chọn lựa.

Cũng theo TS Phan Thanh Hải, hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế tài hoa triều Nguyễn. Bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến thời Khải Định (1916-1925).

Công việc này được thực hiện bởi những đôi tay vàng của các thế hệ nghệ nhân giỏi nhất quốc gia. Chúng không chỉ phản ánh trí tuệ, tài năng của các vị hoàng đế triều Nguyễn, mà hệ thống thơ văn này còn phản ánh truyền thống văn hóa và đặc trưng của xứ Huế, vùng đất của thi ca và các thi nhân nổi tiếng”.

Đó thực sự là một kho tàng văn hóa vô giá của xứ Huế, của Việt Nam mà cho đến nay chưa phải ai cũng biết đến dù chúng có hàng ngàn đơn vị, hiển hiện khắp nơi trên nhiều, rất nhiều công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn tại cố đô Huế.

Bằng công nhận hệ thống thơ văn trên quần thể kiến trúc cung đình Huế là Di sản tư liệu thế giới. Ảnh: T.L
Bằng công nhận hệ thống thơ văn trên quần thể kiến trúc cung đình Huế là Di sản tư liệu thế giới. Ảnh: T.L

Điều đáng mừng, theo TS Phan Thanh Hải là cho đến nay, trải qua bao dâu bể, sự khắc nghiệt của thời gian, thiên tai, sự tàn phá của chiến tranh, hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế vẫn được bảo tồn rất tốt, trừ các tác phẩm đã bị mất mát do công trình bị tiêu hủy, số còn lại được giữ gìn hầu như nguyên vẹn.

Di sản này rất xứng đáng trở thành Di sản tư liệu thế giới, để được vinh danh và bảo tồn bền vững cho các thế hệ mai sau.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế: Vua nhà Nguyễn luôn coi mình là hoàng đế

Hoàng Văn Minh |

Mặc dù trong các văn kiện ngoại giao, các vua triều Nguyễn luôn bị xem là vương (An Nam quốc vương). Tuy nhiên trong hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016, các vua triều Nguyễn luôn coi mình là hoàng đế.

Đặc sắc Ngày hội Lân Huế dịp Tết Trung Thu 2018

Tăng Thùy Dung (Ảnh: Tường Vy) |

Tối ngày 19.9, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2018. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức ở Huế với quy mô khu vực miền Trung.

Bản “tuyên ngôn độc lập” thời Nguyễn

Hoàng Văn Minh |

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016. Đây là một kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của Huế, Việt Nam mà của cả nhân loại.

Khám phá con đường bích họa đầu tiên ở xứ Huế mộng mơ.

Tăng Thùy Dung |

Những ngày gần đây, con đường nằm ở kiệt 78 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Thủy Biều) đã khoác lên mình một dáng vẻ mới. Những bức tranh bích họa với đủ màu sắc đã tạo ra điểm nhấn đặc sắc cho con đường này.

Huế - Đà Nẵng đồng lòng trùng tu Hải Vân Quan

XUÂN HẬU |

Chiều 17.9, tại TP Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế phối hợp với Sở VH&TT TP Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan”. 

Điện Kiến Trung trong Hoàng thành Huế – sẽ không còn chỉ… hình dung như trong vài bức ảnh

Tường Minh |

UBND tỉnh Thừa Thiên –Huế vừa phê duyệt kế hoạch trùng tu di tích điện Kiến Trung – công trình được vua Khải Định cho xây dựng trong Hoàng thành Huế, nay đã thành hoang phế. Thay vì hình dung qua một vài bức ảnh, tới đây, chúng ta sẽ thấy một điện Kiến Trung bằng “xương thịt”.

Tìm phương án bảo tồn bức tranh “Cửu Long ẩn vân” ở chùa Diệu Đế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức khảo sát và tọa đàm về phương án bảo tồn bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân đang bị xuống cấp, hư hại… tại điện Đại Hùng, chùa Diệu Đế.

Những dáng đi của thời gian

Hoàng Văn Minh |

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.