Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế: Vua nhà Nguyễn luôn coi mình là hoàng đế

Hoàng Văn Minh |

Mặc dù trong các văn kiện ngoại giao, các vua triều Nguyễn luôn bị xem là vương (An Nam quốc vương). Tuy nhiên trong hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016, các vua triều Nguyễn luôn coi mình là hoàng đế.

Thời phong kiến, các nước trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên... đều phải đối xử với Trung Quốc như nước lớn. Vua ở Trung Quốc được xưng hoàng đế, là chân mạng thiên tử (con trời), còn lại đều chỉ được coi là vương.

Ở Việt Nam, vị vua nào lên ngôi cũng phải nhận thụ phong “An Nam quốc vương” từ triều đình phong kiến Trung Quốc. Và 4 chữ “An Nam quốc vương” luôn được phía Trung Quốc dùng trong các văn kiện ngoại giao chính thức.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung – Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thì “đó chỉ là ứng xử ngoại giao”. Bằng chứng là trong tất cả 191 bài thơ trên điện Thái Hòa, tần suất xuất hiện của chữ vương chỉ 13 lần, trong khi chữ đế (hoàng đế) lại xuất hiện đến 27 lần.

3 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt phân bổ trên 3 ô hộc ở gian chính giữa điện Thái Hòa, bài đầu tiên có câu “Gió xuân ngập tràn kinh đô của hoàng đế“. Ảnh: T.L
3 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt phân bổ trên 3 ô hộc ở gian chính giữa điện Thái Hòa, bài đầu tiên có câu “Gió xuân ngập tràn kinh đô của hoàng đế“. Ảnh: T.L

Điều này chứng tỏ thời Nguyễn luôn muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc để khẳng định sự chủ quyền, độc lập về mọi mặt của mình. Và để làm được điều này, chứng tỏ các vị vua triều Nguyễn đã có bản lĩnh và nội lực văn hóa rất cao.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung dẫn chứng thêm về bản lĩnh đối ngoại của triều Nguyễn: Hàn Quốc - một trong những nước đồng văn có chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam - thời phong kiến, ấn của vua nước này chỉ được làm bằng hình con rùa - biểu tượng dành cho vương. Trong khi tất cả các ấn của vua Nguyễn đều được làm bằng hình rồng 5 móng - biểu tượng dành cho hoàng đế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung kể năm 2010, khi Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) phối hợp với Bảo tàng Cố cung quốc gia Hàn Quốc xuất bản chung cuốn sách về cổ vật nhân sự kiện những báu vật của triều Nguyễn được triển lãm, trưng bày ở Hàn Quốc.

Trong sách, toàn bộ những chữ liên quan đến vua đều được phía Hàn Quốc dịch sang tiếng Anh là “king”, nhưng phía Việt Nam không nhất trí. “Chúng tôi yêu cầu phải dịch là “emperor” (hoàng đế) và đã xảy ra những tranh cãi nhỏ.

Trong 191 bài thơ trên điện Thái Hòa, tần suất xuất hiện của chữ vương chỉ 13 lần, trong khi chữ đế (hoàng đế) lại xuất hiện đến 27 lần. Ảnh: T.L
Trong 191 bài thơ trên điện Thái Hòa, tần suất xuất hiện của chữ vương chỉ 13 lần, trong khi chữ đế (hoàng đế) lại xuất hiện đến 27 lần. Ảnh: T.L

Tuy nhiên, sau khi chúng tôi trưng ra một số bằng chứng về hai chữ hoàng đế đã được sử dụng từ những bài thơ trên điện Thái Hòa, rồi những ấn hình rồng 5 móng để chứng minh rằng khác với Hàn Quốc, về mặt đối ngoại, các vua Nguyễn xưng là vương, nhưng về đối nội, họ xưng là đế. Có chút ngỡ ngàng, nhưng cuối cùng họ cũng chấp nhận vì bằng chứng quá thuyết phục”.

 
 
Hàn Quốc - một trong những nước đồng văn có chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam - thời phong kiến, ấn của vua nước này chỉ được làm bằng hình con rùa - biểu tượng dành cho vương. Trong khi tất cả các ấn của vua Nguyễn đều được làm bằng hình rồng 5 móng - biểu tượng dành cho hoàng đế. Ảnh: T.L
Hàn Quốc - một trong những nước đồng văn có chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam - thời phong kiến, ấn của vua nước này chỉ được làm bằng hình con rùa - biểu tượng dành cho vương. Trong khi tất cả các ấn của vua Nguyễn đều được làm bằng hình rồng 5 móng - biểu tượng dành cho hoàng đế. Ảnh: T.L

Trở lại với hệ thống văn tự Hán - Nôm trên quần thể di tích Huế, TS Phan Thanh Hải khẳng định: “Đây được xem là một di sản khổng lồ, dương bản (khác với mộc bản là âm bản) độc nhất vô nhị, các triều đại trước không có, các nước đồng văn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều không có.

Nếu có chăng thì chỉ là những bài thơ được viết lên biển rồi treo lên di tích, hoặc do một số kẻ sĩ ngẫu hứng phóng bút sau khi công trình đã hoàn thành, chứ không phải là chủ ý ban đầu của những nhà kiến trúc, là một thành tố cấu thành nên di tích như ở Huế. Chính vì vậy, hệ thống văn tự Hán - Nôm này có giá trị rất đặc biệt, tạo nên một trong những phần hồn quan trọng của di tích Huế”.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc Ngày hội Lân Huế dịp Tết Trung Thu 2018

Tăng Thùy Dung (Ảnh: Tường Vy) |

Tối ngày 19.9, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2018. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức ở Huế với quy mô khu vực miền Trung.

Bản “tuyên ngôn độc lập” thời Nguyễn

Hoàng Văn Minh |

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016. Đây là một kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của Huế, Việt Nam mà của cả nhân loại.

Khám phá con đường bích họa đầu tiên ở xứ Huế mộng mơ.

Tăng Thùy Dung |

Những ngày gần đây, con đường nằm ở kiệt 78 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Thủy Biều) đã khoác lên mình một dáng vẻ mới. Những bức tranh bích họa với đủ màu sắc đã tạo ra điểm nhấn đặc sắc cho con đường này.

Huế - Đà Nẵng đồng lòng trùng tu Hải Vân Quan

XUÂN HẬU |

Chiều 17.9, tại TP Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế phối hợp với Sở VH&TT TP Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan”. 

Điện Kiến Trung trong Hoàng thành Huế – sẽ không còn chỉ… hình dung như trong vài bức ảnh

Tường Minh |

UBND tỉnh Thừa Thiên –Huế vừa phê duyệt kế hoạch trùng tu di tích điện Kiến Trung – công trình được vua Khải Định cho xây dựng trong Hoàng thành Huế, nay đã thành hoang phế. Thay vì hình dung qua một vài bức ảnh, tới đây, chúng ta sẽ thấy một điện Kiến Trung bằng “xương thịt”.

Tìm phương án bảo tồn bức tranh “Cửu Long ẩn vân” ở chùa Diệu Đế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức khảo sát và tọa đàm về phương án bảo tồn bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân đang bị xuống cấp, hư hại… tại điện Đại Hùng, chùa Diệu Đế.

Những dáng đi của thời gian

Hoàng Văn Minh |

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

Ngắm những hình ảnh biểu trưng cho địa vị vương giả và sự quyền quý ở triều Nguyễn

NGUYỄN VÂN |

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể đại diện của nhân loại. Sáng 7-9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.

Đặc sắc Ngày hội Lân Huế dịp Tết Trung Thu 2018

Tăng Thùy Dung (Ảnh: Tường Vy) |

Tối ngày 19.9, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2018. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức ở Huế với quy mô khu vực miền Trung.

Bản “tuyên ngôn độc lập” thời Nguyễn

Hoàng Văn Minh |

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016. Đây là một kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của Huế, Việt Nam mà của cả nhân loại.

Khám phá con đường bích họa đầu tiên ở xứ Huế mộng mơ.

Tăng Thùy Dung |

Những ngày gần đây, con đường nằm ở kiệt 78 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Thủy Biều) đã khoác lên mình một dáng vẻ mới. Những bức tranh bích họa với đủ màu sắc đã tạo ra điểm nhấn đặc sắc cho con đường này.

Huế - Đà Nẵng đồng lòng trùng tu Hải Vân Quan

XUÂN HẬU |

Chiều 17.9, tại TP Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế phối hợp với Sở VH&TT TP Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan”. 

Điện Kiến Trung trong Hoàng thành Huế – sẽ không còn chỉ… hình dung như trong vài bức ảnh

Tường Minh |

UBND tỉnh Thừa Thiên –Huế vừa phê duyệt kế hoạch trùng tu di tích điện Kiến Trung – công trình được vua Khải Định cho xây dựng trong Hoàng thành Huế, nay đã thành hoang phế. Thay vì hình dung qua một vài bức ảnh, tới đây, chúng ta sẽ thấy một điện Kiến Trung bằng “xương thịt”.

Tìm phương án bảo tồn bức tranh “Cửu Long ẩn vân” ở chùa Diệu Đế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức khảo sát và tọa đàm về phương án bảo tồn bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân đang bị xuống cấp, hư hại… tại điện Đại Hùng, chùa Diệu Đế.

Những dáng đi của thời gian

Hoàng Văn Minh |

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của “con yêu bánh nậm Huế” – GS Triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.   

Ngắm những hình ảnh biểu trưng cho địa vị vương giả và sự quyền quý ở triều Nguyễn

NGUYỄN VÂN |

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể đại diện của nhân loại. Sáng 7-9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.