Ký sự 10 ngày ở Myanmar

Kỳ 5: Cầu Ubein nghìn cây gỗ Teak và Phật viện Mandalay

Trung Hiếu |

Từ hồ Inle, chúng tôi di chuyển đến Mandalay bằng chuyến xe đêm của hãng JJ Express. Mandalay là một trong những vùng đất quan trọng trong lịch sử Myanmar. Tại đây năm 1859, Vương triều cuối cùng chấm dứt sự ngự trị và trao quyền cho người Anh đô hộ. Vì vậy so với các địa phương thì Mandalay có nhiều điểm đến hấp dẫn.

Xe khách của hãng JJ Express đến Mandalay lúc 4 giờ sáng. Ngay lập tức những du khách được bao quanh bởi những chiếc xe taxi cũ kỹ. Tài xế kiêm luôn hướng dẫn viên, và tất nhiên, ngoài các điểm tham quan, thì các cửa hàng bán vật phẩm lưu niệm cũng được họ chiếu cố đưa chúng tôi đến.

Một không gian nhuốm màu tâm kinh bao trùm khắp vùng khi những tia nắng ban đầu ló dạng. (ảnh N.T.H)
Một không gian nhuốm màu tâm linh bao trùm khắp vùng khi những tia nắng ban mai ló dạng. (ảnh N.T.H)

Họ gấp gáp giục chúng tôi lên xe để ngắm bình minh trên cầu Ubein. Đây là thời khắc duy nhất và hiếm có, mà tạo hóa ưu ái giành cho dân du lịch. Khi chúng tôi đến thì đã rất nhiều nhiếp ảnh gia "dàn trận" máy móc dưới chân cầu, chờ những tia nắng đầu tiên.

Cầu Ubein dài 1.200 mét, bắc qua hồ Taungthaman. Nó được một tạp chí uy tín chuyên về cầu đường thế giới bầu chọn là cây cầu đẹp và lạ nhất thế giới.

 
Hồ Taungthaman kỳ ảo trong sương sớm (ảnh Trung Hiếu)

Cây cầu được các người thợ thủ công xây dựng năm 1851. Nhà vua cuối cùng của vương triều Mandalay đã cho làm cây cầu này bằng ngàn cây gỗ Teak (dân ta còn gọi là Giả Tỵ), lấy từ cung điện Amarapura, khi kiến trúc này được hạ giải dời đi nơi khác.

Trong quá khứ Mandalay là kinh đô của vương triều cuối cùng Miến Điện, trước khi bị người Anh đô hộ vào năm 1859, nên Mandalay lưu giữ khá nhiều di tích và công trình lịch sử thu hút khách tham quan.

Tới Mandalay, du khách không thể bỏ qua chương trình ngắm hoàng hôn trên cầu gỗ U Bein ở ngoại ô. (ảnh N.T.H)
Những tu sĩ tất bật trong nắng sớm đến trường dạy cho học sinh trong làng (ảnh N.T.H)

Điểm đến thứ hai, không thể không thăm, dó là lễ cúng dường của Phật tử khắp thế giới tại Tu viện Mahagandayon cách đó không xa.

Tu viện Mahagandaon được. Ây dựng cách đây hơn 110 năm, và cho đến bây giờ vẫn là tu viện lớn nhất Myanmar và có thể cả thế giới với thường xuyên 1.200 tu sinh học tập tại đây. Người tài xế taxi tỏ ra am hiểu cho biết, có những thời điểm, tu viện có đến hơn 4 ngàn tu sinh.

Cúng dường trai tăng tại Tu viện Mahadayon diễn ra hàng ngày, thu hút hàng trăm tín đồ trong và ngoài nước. (ảnh N.T.H)
Cúng dường trai tăng tại Tu viện Mahadayon diễn ra hàng ngày, thu hút hàng trăm tín đồ trong và ngoài nước. (ảnh N.T.H)

Phật giáo Myanmar theo trường phái Nguyên thủy (Theravada), không thọ thực quá ngọ; không chấp chay mặn. Hàng ngày, mỗi buổi trưa hàng trăm Phật tử khắp nơi trong và ngoài nước Myanmar tìm đến đây để cúng dường chư tăng, từ đồ ăn, thức uống cho đến sách vở, xà phòng, nhu yếu phẩm sử dụng hàng ngày...

Điều thú vị tôi nhận thấy, mỗi buổi sáng người dân Myanmar chuẩn bị rất nhiều tiền lẻ để cúng dường các đoàn sư sãi khất thực. Trong trường hợp, số tiền nhỏ đã hết, bạn vẫn có thể cúng dường tiền lớn và được thối lại...

Cách đây không lâu, World Giving Index (WGI), tức chỉ số làm việc thiện thế giới do Charities Aid Foundation (CAF) thực hiện cho biết, người dân Myanmar đứng đầu thế giới với gần 92% dân số sẵn lòng bao dung, chia sẻ với tha nhân... trong số 120 nước được khảo sát. Trong danh sách này có các nước phát triển như Úc, Nhật, New Zealand, Sri Lanka và Canada.. Và nước Mỹ xếp thứ 2, sau Myanmar. Chỉ số này còn cho biết, Việt Nam đứng ở vị trí 64.

Lỡ bước vào giờ trưa, du khách sẽ được quý Thầy mời dùng các vật thực vừa mới được khất thực về... (ảnh N.T.H)
Lỡ bước vào giờ trưa, du khách sẽ được các tăng sĩ mời dùng các vật thực vừa mới được cúng dường... (ảnh N.T.H)

Thú vị nhất chúng tôi gặp những cô bé bán hàng ở thành phố cổ Inwa. Các em xinh xắn, hiếu khách và nói tiếng Anh, Pháp rất giỏi. Các em cho biết, học các loại ngoại ngữ từ nhiều dự án " du lịch cộng đồng" do các tổ chức quốc tế hỗ trợ, sau khi chính quyền quân sự trao quyền lại cho chính phủ dân sự.

Thành phố cổ Inwa như một hòn đảo nhỏ, được bao quanh và ngăn cách bởi nước của con sông Irrawaddy, Mi Tange, và một con kênh lớn, nối hai dòng sông với nhau. Tại đây có chùa cổ Mingun là ngôi chùa xây bằng gạch, nếu không bị động đất phá hủy thì đây là kiến trúc Phật giáo bằng gạch lớn nhất thế giới với chiều cao dự kiến 150 m.

Một cô bé bán hàng lưu niệm xinh xắn và tốt bụng. Nếu vui, cô còn tặng cho du khách những vật lưu niệm nho nhỏ mà cô đang bán. (ảnh N.T.H)
Khuôn mặt xinh xắn của một cô gái nhỏ bán hàng lưu niệm rất tốt bụng. Nếu vui, cô còn tặng cho du khách những vật lưu niệm nho nhỏ mà cô đang bán. (ảnh N.T.H)

Cách chùa cổ Mingun không xa là tháp chuông lớn nhất thế giới nặng 90 tấn, được đúc riêng cho chùa Myatheindan. Tháp chuông cũng bị đổ nát sau một trận động đất mạnh. Từ khi đúc đến nay, chuông cổ Mingun chưa từng được sử dụng, và hiện nay tháp chuông lừng lững một góc thành phố, như chứng tích một thời của đế chế Burma trong quá khứ.

Kỳ cuối: Myanmar- Những ngôi chùa lịch sử

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Kỳ 4: Hồ Inle và người cổ dài Kayan

Trung Hiếu |

Như đã nói các bài trước, hai ngày trọn vẹn ở Bagan đã mang lại âm hưởng tâm linh mạnh mẽ cho từng thành viên của nhóm. Tối hôm đó chúng tôi di chuyển đến hồ Inle bằng phương tiện của hãng xe Minhtha. Hành trình này phải trả tiền trước qua Paypal và được xe trung chuyển đón tận cửa khách sạn nên cũng khá tiện.

Kỳ 3: Bagan- Cánh đồng vô nhiễm

Trung Hiếu |

Bagan nằm ở miền Trung Myanmar, vốn là kinh đô của Myanmar trong những năm thế kỷ XII-XIV. Suốt thời gian này các triều đại đã cho xây trên cánh đồng tháp Bagan đến hơn 10 ngàn kiến trúc tôn giáo. Và đến nay qua bao cuộc bể dâu, nhiều ngôi tháp đã bị đổ sập hoặc lụi tàn, nhưng cánh đồng tháp vẫn lưu giữ một không gian tâm linh, mà những Phật tử nên đến chiêm bái một lần trong đời.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản văn hóa nhân loại.

Kỳ 2: Từ Yangoon đến cánh đồng tháp Bagan

Trung Hiếu |

Myanmar, có sách nói rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ Brahmadesh, trong tiếng Phạn có nghĩa là " Mảnh đất của Brahma”- một vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo (Hindu). Theo thống kê dân số, Myanmar hiện có khoảng hơn 50 triệu người, trên diện tích gần 700 ngàn km², giáp với Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ 1: Chạm ngõ vùng đất Phật vàng

Trung Hiếu |

Đoàn chúng tôi gồm 6 người, “phượt” Myanmar từ Đà Nẵng. Đây là đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa hiếm có. Dù phát triển du lịch muộn, nhưng Myanmar đang có những bước đi vững chắc, bằng các dịch vụ du lịch tiện ích hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực.

Hãy theo chân nhóm chúng tôi "phượt" một vòng quanh đất nước từ Yangon đi hồ Inle đến cánh đồng tháp Bagan, thẳng tiến Madalay và trở về Golden Rock…

Kỳ 4: Hồ Inle và người cổ dài Kayan

Trung Hiếu |

Như đã nói các bài trước, hai ngày trọn vẹn ở Bagan đã mang lại âm hưởng tâm linh mạnh mẽ cho từng thành viên của nhóm. Tối hôm đó chúng tôi di chuyển đến hồ Inle bằng phương tiện của hãng xe Minhtha. Hành trình này phải trả tiền trước qua Paypal và được xe trung chuyển đón tận cửa khách sạn nên cũng khá tiện.

Kỳ 3: Bagan- Cánh đồng vô nhiễm

Trung Hiếu |

Bagan nằm ở miền Trung Myanmar, vốn là kinh đô của Myanmar trong những năm thế kỷ XII-XIV. Suốt thời gian này các triều đại đã cho xây trên cánh đồng tháp Bagan đến hơn 10 ngàn kiến trúc tôn giáo. Và đến nay qua bao cuộc bể dâu, nhiều ngôi tháp đã bị đổ sập hoặc lụi tàn, nhưng cánh đồng tháp vẫn lưu giữ một không gian tâm linh, mà những Phật tử nên đến chiêm bái một lần trong đời.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản văn hóa nhân loại.

Kỳ 2: Từ Yangoon đến cánh đồng tháp Bagan

Trung Hiếu |

Myanmar, có sách nói rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ Brahmadesh, trong tiếng Phạn có nghĩa là " Mảnh đất của Brahma”- một vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo (Hindu). Theo thống kê dân số, Myanmar hiện có khoảng hơn 50 triệu người, trên diện tích gần 700 ngàn km², giáp với Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ 1: Chạm ngõ vùng đất Phật vàng

Trung Hiếu |

Đoàn chúng tôi gồm 6 người, “phượt” Myanmar từ Đà Nẵng. Đây là đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa hiếm có. Dù phát triển du lịch muộn, nhưng Myanmar đang có những bước đi vững chắc, bằng các dịch vụ du lịch tiện ích hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực.

Hãy theo chân nhóm chúng tôi "phượt" một vòng quanh đất nước từ Yangon đi hồ Inle đến cánh đồng tháp Bagan, thẳng tiến Madalay và trở về Golden Rock…