Rằm tháng Giêng rộn ràng người ‘vay lộc’ trong chùa cổ ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCMRằm tháng Giêng, tấp nập người đến Hội quán Nghĩa An, Hội quán Hải Nam (Quận 5)… chiêm bái, cầu an, thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ…

Tết Nguyên tiêu hay còn được gọi Rằm tháng Giêng là dịp để người dân lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện những điều lành cho một năm mới.
Vào dịp Tết Nguyên tiêu, tại các khu vực Quận 5, Quận 11, thường diễn ra các hoạt động diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc...
Theo ghi nhận của Lao Động, từ chiều tối ngày 15 tháng Giêng, tại Hội quán Nghĩa An hay còn gọi là chùa Ông, miếu Quan Đế có rất đông người dân đến hành lễ và thưởng thức các tiết mục văn nghệ. Đây là ngôi chùa hơn trăm tuổi, được người Hoa xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ IXX.
Theo ghi nhận của Lao Động, chiều tối 24.2 (ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Hội quán Nghĩa An (còn gọi là chùa Ông, miếu Quan Đế), rất đông người dân đến lễ và thưởng thức các tiết mục văn nghệ. Đây là ngôi chùa hơn trăm tuổi, do người Hoa xây dựng vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Sau khi hành hương, mọi người tập trung lại khu vực nhận lộc, tuỳ theo nhu cầu của từng người sẽ “vay lộc” hoặc “thỉnh lộc“. Đây là một trong những hoạt động truyền thống của người Hoa vào mỗi dịp Tết Nguyên tiêu.
Tại khu vực nhận lộc, tùy theo nhu cầu, mỗi người sẽ “vay lộc” hoặc “thỉnh lộc”. Đây là một trong những hoạt động truyền thống của người Hoa vào mỗi dịp Tết Nguyên tiêu.
Anh Lâm Thế Thắng, người dân đến viếng chùa cho biết, mỗi năm anh đều đến chùa Ông để cầu bình an, may mắn và năm nay cũng vậy.
Anh Lâm Thế Thắng cho biết, hàng năm anh đều đến chùa Ông để cầu bình an, may mắn.
Chị Trần Lê Anh Thư chia sẻ, đây là lần đầu chị đến tham gia ngày Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại chùa Ông nên cảm thấy rất vui. “Tôi đến đây để nhận lộc vì được biết vào ngày Tết Nguyên tiêu, khi “vay lộc” hoặc “thỉnh lộc” sẽ được Quan Công là vị thần phù hộ cho việc buôn bán gặp may mắn, phát đạt”, chị Thư nói.
Chị Trần Lê Anh Thư chia sẻ, đây là lần đầu chị tham gia ngày Tết Nguyên tiêu tại chùa Ông nên cảm thấy rất vui. “Tôi đến đây để nhận lộc vì được biết vào ngày Tết Nguyên tiêu, khi “vay lộc” hoặc “thỉnh lộc” sẽ được Quan Công - vị thần phù hộ cho việc buôn bán gặp may mắn, phát đạt”, chị Thư nói.
“Tuỳ theo túi lộc sẽ có trái cây để ăn lấy lộc và một tờ quý nhân phù trợ kèm 2 bao lì xì, người dân sẽ mang về nhà và đặt vào bàn thờ của thần tài thổ địa và sẽ tiễn quý nhân đi vào ngày đưa ông Táo về trời”, anh Trương Tuấn Phát, tình nguyện viên phát lộc tại đây cho hay.
“Tùy theo túi lộc sẽ có trái cây để ăn lấy lộc, bao lì xì,... người dân sẽ mang về nhà, đặt vào bàn thờ của thần tài thổ địa; sẽ tiễn quý nhân đi vào ngày đưa ông Táo về trời”, anh Trương Tuấn Phát, tình nguyện viên phát lộc tại hội quán, cho biết.
Người dân “khai quan điểm nhãn” trên ngọn nến để được các vị thần luôn bên cạnh phù trợ.
Người dân quan niệm khi hơ phần lộc trên ngọn nến tại chánh điện sẽ được các vị thần ở bên cạnh phù trợ.
Nhiều người “thỉnh lồng đèn” để cầu may mắn, phát tài. Giá bán mỗi chiếc lồng đèn dao động từ 400.000 - 800.000 đồng/chiếc, tuỳ mẫu mã.
Nhiều người thỉnh lồng đèn để cầu may mắn, phát tài. Giá bán mỗi chiếc lồng đèn từ 400.000 - 800.000 đồng/chiếc, tùy mẫu mã.
Đa dạng các tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn phục vụ người dân trong đêm.
Đa dạng các tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn phục vụ người dân trong đêm Tết Nguyên tiêu.
Càng về tối, dòng người đổ về chùa Ông càng trở nên đông đúc, không khí vô cùng nhộn nhịp.
Càng về tối, dòng người đổ về chùa Ông càng đông, không khí vô cùng nhộn nhịp.
NHƯ QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Nhà vườn Đồng Tháp neo trái quýt hồng Lai Vung chờ khách sau Tết

HOÀNG LỘC |

Nhiều năm qua, một số nhà vườn trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) giữ quýt lại cho du khách tham quan, chụp ảnh đến rằm tháng giêng âm lịch.

Người dân nô nức trẩy hội rằm tháng Ba ở huyện miền núi Minh Hóa

ĐÀO HỒNG THIỆU |

Hội rằm tháng Ba là ngày lễ lớn, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Minh Hóa, Quảng Bình.

120.000 lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen rằm tháng giêng

Vân Hoa |

120 ngàn khách đã đi cáp treo dịp rằm tháng giêng, nâng tổng số khách tới quần thể du lịch Núi Bà Đen (Tây Ninh) lên 1,5 triệu lượt trong 15 ngày Tết Quý Mão.

Nhiều người bám dây leo núi lên chùa vào ngày rằm tháng giêng ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu -  Ngày 5.2 (nhằm Rằm tháng Giêng Âm lịch), hàng chục ngàn du khách, người dân đã đến hành hương, vãn cảnh tại các chùa, miếu trên địa bàn TP.Vũng Tàu.

Nhà vườn Đồng Tháp neo trái quýt hồng Lai Vung chờ khách sau Tết

HOÀNG LỘC |

Nhiều năm qua, một số nhà vườn trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) giữ quýt lại cho du khách tham quan, chụp ảnh đến rằm tháng giêng âm lịch.

Người dân nô nức trẩy hội rằm tháng Ba ở huyện miền núi Minh Hóa

ĐÀO HỒNG THIỆU |

Hội rằm tháng Ba là ngày lễ lớn, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Minh Hóa, Quảng Bình.

120.000 lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen rằm tháng giêng

Vân Hoa |

120 ngàn khách đã đi cáp treo dịp rằm tháng giêng, nâng tổng số khách tới quần thể du lịch Núi Bà Đen (Tây Ninh) lên 1,5 triệu lượt trong 15 ngày Tết Quý Mão.

Nhiều người bám dây leo núi lên chùa vào ngày rằm tháng giêng ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu -  Ngày 5.2 (nhằm Rằm tháng Giêng Âm lịch), hàng chục ngàn du khách, người dân đã đến hành hương, vãn cảnh tại các chùa, miếu trên địa bàn TP.Vũng Tàu.