Đa dạng hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022

Quỳnh Nga |

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 có gần 50 sự kiện hoạt động mang nhiều yếu tố sáng tạo, tương tác, trải nghiệm mang tính giáo dục.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 diễn ra đến 20.11. Một số hoạt động triển lãm, trưng bày trong khuôn khổ Lễ hội sẽ tiếp tục mở cửa phục vụ công chúng đến hết tháng 11 năm 2022 hoặc kéo dài hơn nữa.

Các sự kiện diễn ra tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố, tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm: Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật (22 Hàng Buồm), Trung tâm Thông tin Văn hoá Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ), Nhà triển lãm (45 Tràng Tiền), Trung tâm Thông tin triển lãm (93 Đinh Tiên Hoàng), toàn bộ không gian phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Trong dịp này, nhiều hoạt động hưởng ứng phong phú sẽ diễn ra tại các không gian khác như Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt (Bát Tràng, huyện Gia Lâm), khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức), phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), Không gian nghệ thuật Mơ Art Space, một số không gian sáng tạo văn hóa khác trên địa bàn thành phố...

Sắp đặt “Thì thầm Hà Nội” lấy cảm hứng từ chuỗi mã Spotify của một bài hát về Hà Nội. Đây là một trong các trò chơi sáng tạo thuộc Không gian KHOE CHƠI của Tòhe tại Lễ hội thiết kế và sáng tạo Hà Nội, Phố đi bộ Hồ Gươm trưng bày đến hết ngày 13.11. Ảnh: Hương Chi
Sắp đặt “Thì thầm Hà Nội” lấy cảm hứng từ chuỗi mã Spotify của một bài hát về Hà Nội. Đây là một trong các trò chơi sáng tạo thuộc Không gian KHOE CHƠI của Tòhe tại Lễ hội thiết kế và sáng tạo Hà Nội, Phố đi bộ Hồ Gươm trưng bày đến hết ngày 13.11. Ảnh: Khánh Trần
Đặc biệt, không gian kiến trúc của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội được Ban tổ chức gửi gắm thông điệp kết nối truyền thống với hiện đại. Các công trình thiết kế độc đáo và mang tính biểu tượng như Cổng Sáng tạo, Không gian Hội nhập, Không gian Truyền thống, vừa là nơi diễn ra các sự kiện triển lãm, trưng bày, trình diễn, vừa là nơi người dân và du khách có thể tương tác và hình thành góc nhìn mới mẻ về thủ đô Hà Nội sáng tạo.

Hướng đến và trở thành một phần của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2022, Ban tổ chức phát động các cuộc thi thiết kế sáng tạo dành cho các nhà sáng tạo trẻ, nhằm khuyến khích sự tham gia của giới trẻ vào việc kiến thiết không gian thành phố tương lai. Bốn cuộc thi được tổ chức và phát động trong thời gian diễn ra Lễ hội gồm: Cuộc thi Thiết kế Nghệ thuật công cộng 2022; Cuộc thi Ngôi nhà mơ ước; Cuộc thi Thiết Kế Nhanh - Bảo tồn và phát huy Di sản Nhà máy; Cuộc thi Ảnh cho thanh thiếu niên “Hà Nội một góc nhìn”.

 
Tranh dân gian được trưng bày tại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Khánh Trần
Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2022 do Sở Văn hoá và Thể thao TP Hà Nội và Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) tổ chức, với sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, và sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc UN-HABITAT và Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft).

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2022 là hoạt động thường niên thực hiện sáng kiến, cam kết với UNESCO khi Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo và là sự tiếp nối thành công của Tuần lễ Khơi nguồn Sáng tạo năm 2021.

 
Sắp đặt "Hà Nội trong gương" gồm 11 bức tranh danh lam thắng cảnh đặc trưng của thủ đô. Ảnh: Khánh Trần
Lễ hội năm nay đặt trọng tâm vào chủ đề Thiết kế & Công nghệ, với quy mô sự kiện và không gian được mở rộng, hướng tới việc tạo điều kiện cho người dân Hà Nội và khách du lịch trong nước, quốc tế cùng tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không khí Lễ hội.

Sự kiện góp phần kết nối, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội về lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá.

Quỳnh Nga
TIN LIÊN QUAN

Ca sĩ Babyface tham gia lễ hội Hò Dô 2022 ở TPHCM

DI PY |

Ở lần tổ chức thứ 2 này, Lễ hội âm nhạc Quốc tế TP.HCM - “Hò Dô” 2022 sẽ kéo dài từ 8h tới 23h mỗi ngày trong suốt 4 ngày diễn ra.

Lễ hội khinh khí cầu kỷ niệm 200 năm thành cổ Sơn Tây

Quỳnh Nga |

Lần đầu tiên lễ hội khinh khí cầu sẽ được tổ chức ở Thành cổ Sơn Tây từ ngày 12 đến 20.11, hứa hẹn sẽ là hoạt động thu hút người dân đổ về xứ Đoài.  

150 tỷ đồng cho Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023

THUỲ TRANG |

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 dự kiến dự kiến diễn ra từ ngày 3.6 – 8.7, sẽ có quy mô 10.000 chỗ ngồi, tổng kinh phí 150 tỉ đồng.

Lễ hội đèn lồng Hội An được tổ chức tại Đức

THUỲ TRANG |

Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Wernigerode, Đức nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hữu nghị của hai thành phố.

Ca sĩ Babyface tham gia lễ hội Hò Dô 2022 ở TPHCM

DI PY |

Ở lần tổ chức thứ 2 này, Lễ hội âm nhạc Quốc tế TP.HCM - “Hò Dô” 2022 sẽ kéo dài từ 8h tới 23h mỗi ngày trong suốt 4 ngày diễn ra.

Lễ hội khinh khí cầu kỷ niệm 200 năm thành cổ Sơn Tây

Quỳnh Nga |

Lần đầu tiên lễ hội khinh khí cầu sẽ được tổ chức ở Thành cổ Sơn Tây từ ngày 12 đến 20.11, hứa hẹn sẽ là hoạt động thu hút người dân đổ về xứ Đoài.  

150 tỷ đồng cho Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023

THUỲ TRANG |

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 dự kiến dự kiến diễn ra từ ngày 3.6 – 8.7, sẽ có quy mô 10.000 chỗ ngồi, tổng kinh phí 150 tỉ đồng.

Lễ hội đèn lồng Hội An được tổ chức tại Đức

THUỲ TRANG |

Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Wernigerode, Đức nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hữu nghị của hai thành phố.