Phục hồi chậm, Châu Á sẽ mất ngôi vương trên bản đồ du lịch thế giới

Ý Yên (Theo CNN) |

Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán Châu Á - Thái Bình Dương sẽ mất danh hiệu "khu vực du lịch lớn nhất thế giới vào cuối năm 2022" về tay Châu Âu.

Châu Á - Thái Bình Dương hội tụ những điểm đến được yêu thích nhất trên thế giới, từ Bali với thiên nhiên tươi đẹp của Bali đến Singapore sầm uất. Những điểm đến trong mơ - cộng thêm sức mạnh kinh tế vùng - là điều kiện vững chắc để Châu Á - Thái Bình Dương giữ ngôi vương trong phần lớn thập niên qua.

Tuy nhiên, một nghiên cứu từ những chuyên gia phân tích dữ liệu ngành du lịch quốc tế của Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán đến cuối năm 2022 Châu Á - Thái Bình Dương sẽ không còn là khu vực du lịch lớn nhất thế giới, nhường vị trí đầu bảng cho Châu Âu. 

Hoạt động hàng không tại khu vực vẫn chậm phục hồi so với trước đại dịch. Năm 2019 có tới 3,38 tỷ lượt hành khách đi qua những sân bay trong khu vực. Hiệp hội Sân bay Quốc tế tại Châu Á - Thái Bình Dương (ACI Asia-Pacific) dự đoán đến cuối năm nay con số chỉ đạt khoảng 1,84 tỷ lượt khách.

Từ vị thế chiếm hơn một phần ba lượng chuyến bay của hành khách trên toàn cầu, hoạt động hàng không của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện giảm xuống bằng 45% so với trước dịch, theo CAPA. Trong khi đó, CAPA ghi nhận mức độ phục hồi của hàng không Châu Âu đã đạt đến 85% so với trước COVID-19, ngay cả khi chịu ảnh hưởng từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Yếu tố then chốt cản đường phục hồi của khu vực là  chính sách "zero-COVID" của Trung Quốc và sự chậm trễ nới lỏng các hạn chế đi lại của Nhật Bản - quốc gia chính thức mở cửa đón khách quốc tế từ 11.10. Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nguồn lớn nhất của khu vực.

Nhật Bản chính thức mở rộng cửa đón khách du lịch quốc tế từ 11.10. Ảnh: Time Out
Nhật Bản chính thức mở rộng cửa đón khách du lịch quốc tế từ 11.10. Ảnh: Time Out

CAPA nhận định phần lớn hoạt động du lịch trong khu vực sẽ duy trì ở mức 50% so với trước đại dịch, ngoại trừ thị trường Ấn Độ bùng nổ khi chỉ thấp hơn 11% so với thống kê năm 2019.

Đáng chú ý, thị trường nội địa của các nước trong khu vực đang phục hồi nhanh hơn thị trường quốc tế. Điển hình là tại Trung Quốc, hoạt động du lịch nội địa chỉ giảm 5,4% so với năm 2019.

Tựu trung lại, CAPA dự đoán ít nhất phải đến cuối năm 2023 hoặc đầu 2024 ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dương mới có thể quay về mức tăng trưởng như trước đại dịch. Quá trình phục hồi vẫn phục thuộc vào những quốc gia mở toang cửa đón khách quốc tế, cũng như tình hình kinh tế và dịch tễ học toàn cầu.

Một số yếu tố khác hỗ trợ ngành du lịch phục hồi mà CAPA nhắc đến là "tính hài hòa của những quy tắc du lịch quốc tế", "cam kết chính trị hướng đến các chính sách cởi mở và tự do đi lại" và thúc đẩy tiêm chủng.

Ý Yên (Theo CNN)
TIN LIÊN QUAN

Khách Ấn Độ có đủ bù đắp cho sự thiếu vắng của khách Trung Quốc?

Ý Yên (Theo SCMP) |

Các quốc gia Đông Nam Á hy vọng làn sóng du khách Ấn Độ có thể khỏa lấp chỗ trống của thị trường Trung Quốc, tuy nhiên giới chuyên gia nghi ngờ điều đó.

Khách Việt cần lưu ý gì khi du lịch Đài Loan từ 13.10?

Thúy Ngọc |

Khách du lịch nên mua bảo hiểm y tế ở nước ngoài trước khi khởi hành và tự quản lý sức khỏe trong suốt hành trình du lịch Đài Loan.

TPHCM đón đoàn khách tàu biển đầu tiên sau gần 3 năm tạm ngưng

Việt Phong |

Tàu “Le Laperouse” đã cập Cảng Sài Gòn (5 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TPHCM), và sẽ lưu lại Việt Nam 39 ngày.

Khách Ấn Độ đến Việt Nam tăng vượt mức trước dịch

Quỳnh Nga |

9 tháng đầu năm 2022, tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam đạt 61.300 lượt.

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 11% trong tháng 9

Ý Yên |

Lượng du khách quốc tế trong tháng 9 giảm 11,2% so với tháng trước xuống khoảng 430.000 lượt, tốc độ phục hồi của du lịch quốc tế còn chậm.