Điểm khác biệt trong lễ cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

NGUYỄN XUYẾN |

Phong tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc - Trung - Nam có nhiều nét đặc trưng khác nhau.

Ngày giờ cúng ông Công ông Táo 

Tại miền Bắc, người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa 23 tháng Chạp.

Tại miền Trung, thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng 23 âm lịch.

Tại miền Nam, người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h - 23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng ngày lễ ông Công ông Táo đủ các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem... Đặc biệt, mâm cỗ cúng ở nhiều địa phương khu vực Bắc bộ sẽ có xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng.

Tại miền Trung, một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp. Bộ tượng đất có đầy đủ đồ cúng, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng mới và tượng cũ cạnh nhau. Mâm cơm phải có cá thu hoặc cá ngừ.

Mâm cúng ông Công ông Táo. Ảnh: T.H
Mâm cúng ông Công ông Táo. Ảnh: T.H

Tại miền Nam, do có sự giao thoa văn hóa nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món mặn chủ đạo như: Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen...

"Phương tiện" ông Táo lên chầu

Ở miền Bắc, có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công ông Táo chính là việc dùng cá chép làm đồ cúng lễ. Cá chép ở đây có thể là cá chép sống, cũng có thể là cá chép giấy, tùy theo từng gia đình. Sau khi thắp nhang, khấn bái hoàn tất, gia chủ sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ, sông gần nhà.

Tại miền Trung, thay vì cúng cá chép như miền Bắc, người dân ở đây thường cúng một con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương.

Ở miền Nam, thường người dân sẽ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

NGUYỄN XUYẾN
TIN LIÊN QUAN

Mâm cúng ông Công ông Táo năm Nhâm Dần cần mua sắm những gì?

Hương Lê |

Theo sách "Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam", để cúng ông Công ông Táo, các gia đình chuẩn bị một mâm cỗ mặn và bánh, kẹo, trầu cau, rượu...

Phong tục cúng ông Công ông Táo ở Trung Quốc như thế nào?

Khánh Minh |

Người Trung Quốc bắt đầu phong tục cúng ông Công ông Táo từ thời Khổng Tử (năm 551 đến năm 479 trước công nguyên).

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo của mẹ đảm 9X vừa ngon vừa đẹp mắt

Hoàng Xuyến |

Với sự đảm đang, khéo léo, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vừa lạ, vừa ngon của chị Nguyễn Thùy Linh (27 tuổi, Hà Nội) khiến ai cũng trầm trồ khen ngợi.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.