Quyền được học dốt của con cái

Bình An |

Một bài viết gây bão mạng xã hội của Facebooker Hoàng Huy đã phân tích lý do vì sao chúng ta hãy để con cái được hưởng “quyền học dốt”.

Những ngày gần đây, khi điểm tuyển sinh vào lớp 10 trở thành đề tài nóng bỏng trên các diễn đàn cha mẹ, bài viết về “quyền học dốt của con” của Facebooker Hoàng Huy được chia sẻ lại rầm rộ. Bài viết thu hút và gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn với các ý kiến trái chiều.

Ý kiến đồng tình cho rằng, phụ huynh và nhà trường đang áp đặt “bệnh thành tích” lên học sinh, khiến những đứa trẻ vừa đến trường đã phải chịu áp lực quá lớn về thành tích. Ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến phụ huynh lại phản đối và cho biết, áp lực là điều tất yếu của cuộc sống, nếu không chịu áp lực, trẻ rất khó thành tài và trở nên bản lĩnh.

Theo nội dung chia sẻ, bài viết đã phân tích góc nhìn về việc học đầy gánh nặng, áp lực của thế hệ học sinh ngày nay. Bài viết cho rằng: “Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo... Trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ, do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa”.

Ở luận điểm tiếp theo, bài viết phân tích sự khu biệt ở nền giáo dục hiện nay khi bắt học sinh phải giỏi đều các môn. “Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!”.

“Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức mà khi bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó. Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn”.

Bố mẹ Việt đã khi nào nghĩ đến “quyền được học dốt” của con?. Ảnh: LĐO
Bố mẹ Việt đã khi nào nghĩ đến “quyền được học dốt” của con?. Ảnh minh họa: LĐO

Cuối cùng, bài viết khẳng định: “Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: Có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của con hay không, hay sợ dư luận chê cười?

Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo”.

Hiện, bài viết vẫn được chia sẻ trên nhiều diễn đàn dành cho cha mẹ, và được đông đảo phụ huynh quan tâm, tranh luận.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Những lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mùa thi mà phụ huynh, học sinh cần biết

Huyên Nguyễn |

Khoảng 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đây là giai đoạn mà phụ huynh, học sinh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt nhất trong mùa thi.

Cần chủ động trao đổi với con cái để cảnh báo lừa đảo qua mạng xã hội

An Thượng |

Phú Yên - Tin theo quảng cáo, mời chào "việc làm nhẹ, lương cao", liên tiếp 2 thanh thiếu niên ở Phú Yên bị lừa đảo, đưa sang Campuchia rồi đòi tiền chuộc. Rất may, cả 2 đã được giải cứu thành công, nhưng đây là lời cảnh báo đối với mọi gia đình. Bởi nếu không kiểm soát được việc dùng mạng internet, điện thoại thông minh, thì ít nhất, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhỡ, cảnh báo vấn nạn lừa đảo với con cái để chủ động phòng tránh.

5 mẹo giúp mẹ đơn thân nuôi dạy con cái

DOÃN HẰNG (THEO HEALTH SHOTS) |

Theo Health Shots, nuôi dạy con cái không bao giờ là điều dễ dàng, nhất là các bà mẹ đơn thân. Dưới đây 5 mẹo nuôi dạy con cái, giúp bà mẹ đơn thân nhàn hơn.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quân đội

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Sập giàn giáo ở Ninh Bình khiến 2 người tử vong

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong lúc các công nhân đang tiến hành đổ bêtông tại một nhà xưởng ở xã Ninh An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) không may giàn giáo bị sập khiến 2 người tử vong.

Những lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mùa thi mà phụ huynh, học sinh cần biết

Huyên Nguyễn |

Khoảng 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đây là giai đoạn mà phụ huynh, học sinh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt nhất trong mùa thi.

Cần chủ động trao đổi với con cái để cảnh báo lừa đảo qua mạng xã hội

An Thượng |

Phú Yên - Tin theo quảng cáo, mời chào "việc làm nhẹ, lương cao", liên tiếp 2 thanh thiếu niên ở Phú Yên bị lừa đảo, đưa sang Campuchia rồi đòi tiền chuộc. Rất may, cả 2 đã được giải cứu thành công, nhưng đây là lời cảnh báo đối với mọi gia đình. Bởi nếu không kiểm soát được việc dùng mạng internet, điện thoại thông minh, thì ít nhất, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhỡ, cảnh báo vấn nạn lừa đảo với con cái để chủ động phòng tránh.

5 mẹo giúp mẹ đơn thân nuôi dạy con cái

DOÃN HẰNG (THEO HEALTH SHOTS) |

Theo Health Shots, nuôi dạy con cái không bao giờ là điều dễ dàng, nhất là các bà mẹ đơn thân. Dưới đây 5 mẹo nuôi dạy con cái, giúp bà mẹ đơn thân nhàn hơn.