Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử và sự thảm khốc của bạo lực học đường trên phim

Bình An |

Bộ phim “The Glory” gây sốc về vấn nạn bạo lực học đường. Phim mang đến thành công vang dội cho dàn diễn viên, trở thành phim được xem nhiều nhất trên các nền tảng số, nhưng đề tài này gần như bị bỏ quên trên màn ảnh Việt.

Nạn bạo lực học đường từng được cảnh báo ở cấp độ quốc gia tại Hàn Quốc. Bộ Giáo dục và Chính phủ Hàn đã phải có nhiều biện pháp để cải tiến môi trường học tập ẩn giấu nhiều góc tối.

Đề tài bạo lực học đường trở thành chủ đề nóng trên phim Hàn trong nhiều thập kỷ ở cả điện ảnh và truyền hình. Nhiều tác phẩm khi ra mắt đã tạo cú sốc lớn với dư luận, góp phần phản ánh hiện trạng bạo lực kinh hoàng ở trường học, từ đó hỗ trợ các cơ quan chức năng vào cuộc ráo riết, tìm cách tháo gỡ.

Vụ án có thật về một nữ sinh bị bạn bè đánh đập, cưỡng hiếp tập thể đến mức phải tự tử đã được đưa vào kịch bản của nhiều dự án phim. Trong số đó, “Signal” gây tiếng vang lớn năm 2016. Tác phẩm “Penthouse” đạt kỷ lục rating năm 2020-2021 cũng cho thấy thảm kịch đằng sau nạn bạo lực học đường.

Gần nhất, “The Glory”(tựa Việt: Vinh quang trong thù hận) gồm 2 phần, mỗi phần 8 tập phim đã gây bão trên các nền tảng số, trở thành phim Hàn Quốc được xem nhiều nhất ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Bị bạn bè đánh đập, tra tấn, hạ nhục đã biến mỗi ngày đến trường của Dong Eun trở thành địa ngục. Ảnh: Chụp màn hình phim The Glory
Bị bạn bè đánh đập, tra tấn, hạ nhục đã biến mỗi ngày đến trường của Dong Eun trở thành địa ngục. Ảnh: Chụp màn hình phim The Glory

“The Glory” được ví là “siêu phẩm” mới của màn ảnh Hàn Quốc về vấn nạn bạo lực học đường nhức nhối. Phim mang thông điệp chính về sức hủy hoại của bạo lực đối với một học sinh trong suốt cuộc đời sau này, ngay cả khi đã rời khỏi trường học.

Moon Dong Eun (Song Hye Kyo) bị bạn bè tra tấn, đánh đập, sỉ nhục tàn bạo. Sự cô lập, chèn ép, hành hạ của bạn bè đã biến mỗi ngày đến trường của Moon Dong Eun trở thành địa ngục.

Moon Dong Eun không thể tìm thấy sự cầu cứu từ bất kỳ ai. Do nhóm học sinh bắt nạt là “rich kid”, cha mẹ tài trợ nhiều cho trường học, nên các thầy cô giáo – trong đó có thầy chủ nhiệm đã ngó lơ, im lặng trước địa ngục mà Moon Dong Eun phải chịu đựng.

Dong Eun chịu thương tích khắp người, nhưng bi thảm hơn cả, là sự hủy hoại từ bên trong tâm hồn. Việc bị đánh đập, sỉ nhục từ bạn bè khiến Dong Eun căm ghét cả thế giới, căm ghét chính bản thân mình.

Dong Eun bị đuổi học, không được ai bảo vệ, với tất cả sự tuyệt vọng, Dong Eun định tìm đến cái chết. Nhưng cuối cùng, Dong Eun quyết định nỗ lực làm việc và lên kế hoạch trả thù những bạn học cũ.

Nhân vật Dong Eun nói, khi bị đánh đập, chà đạp về cả tinh thần, thể xác, cô thấy mình thảm hại, cô độc và đầy giận dữ. Bạo lực học đường đã biến Dong Eun thành kẻ trống rỗng, đau đớn trong suốt hành trình trưởng thành.

Nạn bạo lực học đường là đề tài nhức nhối trên phim Hàn, nhưng gần như bị bỏ quên ở phim Việt. Ảnh: Chụp màn hình phim The Glory
Nạn bạo lực học đường là đề tài nhức nhối trên phim Hàn, nhưng gần như bị bỏ quên ở phim Việt. Ảnh: Chụp màn hình phim The Glory

Ở Việt Nam, đề tài bạo lực học đường gần như bị bỏ quên, bị ngó lơ ở cả mảng điện ảnh lẫn truyền hình, dù vấn nạn này nhức nhối từ lâu.

Vụ việc nữ sinh lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An) phải tự tử vì không thể chịu đựng được bạo lực học đường là cú sốc với dư luận, nhưng là bi kịch được báo trước. Nạn bạo lực học đường ở Việt Nam luôn diễn ra âm ỉ và dai dẳng trong nhiều năm. Hàng loạt video quay cảnh học sinh bị đánh đập tập thể từng được lan truyền khắp mạng xã hội.

Thế nhưng, không chỉ với phim ảnh, ngay ở thực tế học đường với những người có trách nhiệm, dường như đây vẫn chỉ là... chuyện trẻ con.

Bị bạo lực có thể hủy hoại một đứa trẻ từ bên trong. Bị đánh đập, sỉ nhục có thể khiến đứa trẻ đau đớn trên suốt hành trình trưởng thành. Hay việc bị cô lập từng được một nhà văn ví, “điều khủng khiếp nhất con người có thể đối xử với con người, đó là sự cô độc”.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị làm rõ việc nữ sinh lớp 10 trường chuyên ở Nghệ An tự tử

QUANG ĐẠI |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị trường THPT chuyên Đại học Vinh và Sở GDĐT Nghệ An sớm điều tra, làm rõ sự việc nữ sinh lớp 10 tự tử nghi do bạo lực học đường.

“Không sống được tử tế, xin hãy tử vong” và cách diễn thoại của Hoàng Hải

Mi Lan |

NSƯT Hoàng Hải đang để lại ấn tượng mạnh mẽ với khán giả qua vai Lưu “nát” trong bộ phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao” của đạo diễn - NSƯT Danh Dũng.

Phim Việt đang bỏ quên những đề tài đắt giá

Mi Lan |

“The Glory” (tên tiếng Việt “Vinh quang trong thù hận”) tiếp tục khuynh đảo trên các nền tảng số, trở thành bộ phim được xem nhiều nhất ở nhiều quốc gia, phim lấy đề tài về bạo lực học đường - vốn là vấn nạn nhức nhối, được nhiều người quan tâm.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.